Khải tượng

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Thủ công: Những tí hon tinh nghịch

Xem nguồn bài và hình mẫu: http://agnesingersen.dk/blog/kravlenisser/
Rồi bắt chước làm cho con mình
Chuẩn bị: giấy bìa đỏ, kẽm nhung đỏ, in hình mẫu, in hình các con

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Ý nghĩa chữ Noel và Christmas

Chữ phải có nghĩa.
Trong Mùa Giáng Sinh, người ta thường hát những bài ca Giáng Sinh – như bài “The First Noël” (bài thánh ca số 73 “Nô-en đầu tiên”) (The First Nowell, cổ ca truyền thống Anh quốc). Chắc hẳn có người cũng thắc mắc và muốn biết ý nghĩa của chữ “noël”.
Theo Pháp ngữ, “Joyeux Noël” nghĩa là “Merry Christmas” – Giáng Sinh vui mừng, MỪNG CHÚA GIÁNG SINH, nhưng người Việt thường chúc nhau bằng cách nói “Giáng Sinh an lành”. Tự điển Webster năm 1828 định nghĩa đó là “tiếng reo vui” hoặc “bài ca Giáng Sinh”. Từ “noël” (mẫu tự e có “hai chấm” ở trên) có nguồn gốc là Pháp ngữ, có thể từ cổ ngữ Pháp là “nael”. Chữ này lại được rút ra từ tiếng La tinh là “natalis”, nghĩa là “sinh”. Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm Chúa Jesus giáng thế làm người, tức là “hóa thành nhục thể”, như sứ đồ Giăng đã chép: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta” (Giăng 1:14).
Kinh Thánh cho biết: “Nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Ê-sai 7:14). Emmanuel, Immanuel hoặc Imanu’el (עִמָּנוּאֵל), theo tiếng Do Thái có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”).
Một nguồn khác cũng từ Pháp ngữ, người ta cho rằng từ “noël” là do chữ “nouvelles”, nghĩa là “tin tức”. Ca khúc Giáng Sinh phổ biến “The First Noël” (Giáng Sinh Đầu Tiên) có hát: “Nô-ên đầu tiên, thiên sứ rao truyền cho kẻ chăn nghèo đang thức quanh miền…”. Đó là “tin tức”, là Tin Mừng, được thiên thần báo cho các mục đồng, báo cho nhân loại. Tuy nhiên, cách sử dụng hồi đầu và định nghĩa chữ “noël” có vẻ chỉ tập trung vào ý tưởng giáng sinh, và đó có thể là ý nghĩa đích thực.
Có một số tài liệu cho biết nguồn gốc Lễ Giáng Sinh, ít nhất là từ đầu thế kỷ IV. Hồi đó, một số cộng đoàn Cơ Đốc Nhân đã mừng Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12. Rất tự nhiên, người ta thấy xuất hiện chữ “nael” và “noël” và được dùng theo cách tương tự. Cũng có nguồn cho rằng chữ “noël” được rút gọn từ chữ Emmanuel, Đức Chúa Trời -Ở-Cùng-Chúng-Ta.
Thời Trung Cổ, có vài bài hát giáng sinh bằng Anh ngữ mở đầu bằng chữ “nowell”, tương tự Pháp ngữ là “noël”. Bài hát “The First Noël” lần đầu được in trong cuốn “Carols Ancient and Modern”, do William Sandys biên tập, xuất bản năm 1823. Thông điệp của bài hát này vui mừng thông báo rằng Vua Israel đã sinh ra. Bài hát này nhắc nhở chúng ta về việc noi gương các thiên thần mà loan báo Tin Mừng về Hài nhi Jesus Christ. Ngài sinh ra không chỉ vì dân Israel, mà vì cả nhân loại. Nhờ Ngài mà chúng ta được diễm phúc lãnh nhận ơn tha thứ.

Ý nghĩa từ "Merry Christmas"
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.
Chữ Christ (Đấng chịu xức dầu) là tước vị của Đức Chúa Jesus. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Chúa Jesus.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ.
Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.
Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Cơ Đốc mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”. Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tín đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory 
Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hin linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.Theo một nguồn khác thì tín hữu Cơ Đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Chúa Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Chúa Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, Cơ Đốc Giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã, hàng năm ăn mng "Thần Mặt trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người Cơ Đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Chúa Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu Cơ Đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Chúa Giêsu.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo Cơ Đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Chúa Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Chúa Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Cơ Đốc giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Chúa Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Ý NGHĨA
Ý nghĩa đích thực của Lễ Giáng Sinh là tình yêu thương. Sứ đồ Giăng cho biết: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. 17 Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.” (Giăng 3:16-17). Quả thật, tình yêu của Đức Chúa Trời ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Kinh Thánh cho biết: “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” (Mathio 1:23). Tại sao Chúa làm vậy? Vì Ngài yêu thương chúng ta, và yêu thương đến cùng (Giăng 13:1). Tại sao Ngài yêu thương chúng ta nhiều như vậy? Vì Ngài là Tình Yêu (IGiăng 4:8). Tại sao cần có Chúa Jesus giáng sinh? Vì chúng ta cần Đấng cứu chuộc nhân loại ra khỏi tội lỗi. Tại sao chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh? Để cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng ta quá đỗi. Chúng ta mừng Chúa Giêsu giáng sinh bằng cách thể hiện hành động yêu thương cụ thể: thờ phượng Chúa, rao truyền tình yêu Chúa cho người xung quanh, yêu thương cụ thể đối với những người nghèo và những người kém may mắn hơn mình,…
Như đã nói, ý nghĩa đích thực của Lễ Giáng Sinh là tình yêu thương, là thể hiện lòng thương xót. Chúa yêu thương và chỉ cách để chúng ta được sống đời đời với Ngài. Ngài ban chính Con Một để cứu chúng ta khỏi án phạt: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. ” (Rôma 5:8).

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Ê-li và xe ngựa lửa

Kinh Thánh: I Các Vua 19 và II Các Vua 2
Câu gốc:

A-háp thuật lại cho Giê-sa-bên mọi điều Ê-li đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Ba-anh làm sao. 2Giê-sa-bên sai một sứ giả đến Ê-li mà nói rằng: Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề. 3 Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình. Đến tại Bê-e-Sê-ba, thuộc về Giu-đa, người để tôi tớ mình lại đó. 4 Còn người vào đồng vắng, đường đi ước một ngày, đến ngồi dưới cây giếng giêng, xin chết mà rằng: Ôi Đức Giê-hô-va! đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi, vì tôi không hơn gì các tổ phụ tôi. 
5 Đoạn, người nằm ngủ dưới cây giếng giêng. Có một thiên sứ đụng đến người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn. 6 Người nhìn thấy nơi đầu mình một cái bánh nhỏ nướng trên than, và một bình nước. Người ăn uống, rồi lại nằm. 7 Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đến lần thứ nhì, đụng người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn, vì đường xa quá cho ngươi. Vậy người chổi dậy, ăn và uống, 8 rồi nhờ sức của lương thực ấy, người đi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm cho đến Hô-rếp, là núi của Đức Chúa Trời. 9 Đến nơi, người đi vào trong hang đá, ngủ đêm ở đó. Và kìa, có lời của Đức Giê-hô-va phán với người rằng: Hỡi Ê-li, ngươi ở đây làm chi? 10 Người thưa rằng: Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao ước Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài; chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm thế cất mạng sống tôi. 11 Đức Chúa Trời phán với người rằng: Hãy đi ra, đứng tại trên núi trước mặt Đức Giê-hô-va. Nầy Đức Giê-hô-va đi ngang qua, có một ngọn gió mạnh thổi dữ tợn trước mặt Ngài, xé núi ra, và làm tan nát các hòn đá; nhưng không có Đức Giê-hô-va trong trận gió. Sau trận gió có cơn động đất; nhưng không có Đức Giê-hô-va trong cơn động đất. 12 Sau cơn động đất có đám lửa; nhưng không có Đức Giê-hô-va trong đám lửa. Sau đám lửa, có một tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. 
13 Khi Ê-li vừa nghe tiếng đó, thì lấy áo tơi bao phủ mặt mình, đi ra đứng tại nơi miệng hang; này có một tiếng phán với người rằng: Hỡi Ê-li, ngươi làm chi đây? 14 Người thưa rằng: Tôi rất nóng nảy sốt sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân, vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao ước của Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài; chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng tìm cách cất mạng sống tôi. 15 Nhưng Đức Giê-hô-va đáp với người rằng: Hãy bắt con đường đồng vắng đi đến Đa-mách. Khi đến rồi, ngươi sẽ xức dầu cho Ha-xa-ên làm vua Sy-ri; 16 ngươi cũng sẽ xức dầu cho Giê-hu, con trai của Nim-si, làm vua Y-sơ-ra-ên; và ngươi sẽ xức dầu cho Ê-li-sê, con trai Sa-phát, ở A-bên-Mê-hô-la, làm tiên tri thế cho ngươi. 17 Ai thoát khỏi gươm của Ha-xa-ên sẽ bị Giê-hu giết; ai thoát khỏi gươm của Giê-hu sẽ bị Ê-li-sê giết. 18 Nhưng ta đã để dành lại cho ta trong Y-sơ-ra-ên bảy ngàn người không có quì gối xuống trước mặt Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó. 19 Từ đó, Ê-li đi, gặp Ê-li-sê, con trai của Sa-phát đang cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai. Ê-li đi ngang qua người, ném áo choàng mình trên người. 
20 Ê-li-sê bèn bỏ bò mình, chạy theo Ê-li mà nói rằng: Xin cho phép tôi hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông. Ê-li đáp: Hãy đi và trở lại; vì ta nào có làm gì cho ngươi đâu. 21 Ê-li-sê bèn lìa khỏi Ê-li trở về, bắt một đôi bò giết đi, và lấy cày làm củi mà nấu thịt nó, rồi cho các tôi tớ mình ăn. Đoạn, người đứng dậy, đi theo Ê-li, và hầu việc người.


Khi Đức Giê-hô-va muốn đem Ê-li lên trời trong một cơn gió lốc, Ê-li và Ê-li-sê ở Ghinh ganh đi ra. 
2 Ê-li nói với Ê-li-sê rằng: Ta xin ngươi hãy ở đây; vì Đức Giê-hô-va sai ta đi đến Bê-tên. Ê-li-sê thưa với người rằng: Tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống và chỉ mạng sống thầy mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy. Như vậy, hai người đi xuống Bê-tên. 3 Các môn đồ của những tiên tri ở tại Bê-tên đến nói với Ê-li-sê rằng: Anh có biết rằng ngày nay Đức Giê-hô-va sẽ cất thầy của anh lên khỏi anh chăng? Người đáp: Phải, ta biết; các ngươi hãy làm thinh đi! 
4 Ê-li nói với Ê-li-sê rằng: Ta xin ngươi hãy ở đây, vì Đức Giê-hô-va sai ta đi đến Giê-ri-cô. Ê-li-sê lại thưa rằng: Tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống và chỉ mạng sống thầy mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy. Như vậy, hai người đi đến Giê-ri-cô. 5 Các môn đồ của những tiên tri ở tại Giê-ri-cô đến gần Ê-li-sê, nói với người rằng: Anh có biết rằng ngày nay Đức Giê-hô-va sẽ cất thầy của anh lên khỏi anh chăng? Người đáp: Phải, ta biết; các ngươi hãy làm thinh đi! 6 Ê-li nói với người rằng Ta xin ngươi hãy ở đây, vì Đức Giê-hô-va sai ta đi đến Giô-đanh. Ê-li-sê thưa rằng: Tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống và chỉ mạng sống thầy mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy. Như vậy, hai người cứ đi với nhau.
 7 Có năm mươi người trong các môn đồ của những tiên tri đi theo, đứng cách xa đối ngang Giô-đanh; còn Ê-li và Ê-li-sê đứng lại tại mé sông. 
8 Ê-li bèn lấy áo tơi mình, cuốn lại, đập trên nước; nước bèn rẽ ra hai bên, và hai người đều đi ngang qua trên đất khô. 9 Khi đi qua rồi, Ê-li nói với Ê-li-sê rằng: Hãy xin điều ngươi muốn ta làm cho ngươi, trước khi ta được cất lên khỏi ngươi. Ê-li-sê thưa rằng: Nguyền xin thần của thầy cảm động tôi được bội phần. 
10 Ê-li nói với người rằng: Ngươi cầu xin một sự khó. Song nếu ngươi thấy ta lúc ta được cất lên khỏi ngươi, ắt sẽ được như lời bằng chẳng, thì không được. 11 Hai người cứ vừa đi vừa nói với nhau, kìa, có một cái xe lửa và ngựa lửa phân rẽ hai người; Ê-li lên trời trong một cơn gió lốc. 
12 Ê-li-sê nhìn thấy, bèn la lên rằng: Cha tôi ôi! cha tôi ôi! là xe và lính kỵ của Y-sơ-ra-ên! Đoạn, Ê-li-sê không còn thấy người nữa;

Bài tập:
Tranh tô màu
Ê-li chạy trốn khỏi Giê-sa-bên
Thủ công: làm xe ngựa lửa của Ê-li
Tìm hình ẩn

Thủ công: Ê-li trong cơn lốc xoáy
Chuẩn bị: tô màu hình Ê-li và xe ngựa lửa, que xiên, kẽm nhung, giấy bìa.
Viết bảng chữ: Ê-li lên trời trong một cơn gió lốc

Thủ công: Xe ngựa lửa

Tranh tô màu
Nối số để hoàn thành bức tranh

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Ê-li cầu nguyện xin mưa tại núi Cạt-mên

Kinh Thánh: I Các Vua 18:39-46
Câu gốc: Gióp 5:10
"Ngài ban mưa xuống mặt đất, Cho nước tràn đồng ruộng"

Thấy vậy, cả dân sự sấp mình xuống đất, và la rằng: Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! 40 Ê-li nói với chúng rằng: Hãy bắt các tiên tri của Ba-anh, chớ cho thoát một người nào. Chúng bèn bắt họ, Ê-li đem họ xuống dưới khe Ki-sôn, và giết họ tại đó. 
41 Đoạn, Ê-li nói cùng A-háp rằng: Hãy đi lên, ăn và uống, vì tôi đã nghe tiếng mưa lớn. 42 Vậy, A-háp trở lên đặng ăn uống. Nhưng Ê-li leo lên chót núi Cạt-mên, cúi xuống đất và úp mặt mình giữa hai đầu gối. 43 Đoạn, người nói với kẻ tôi tớ mình rằng: Xin hãy đi lên, ngó về phía biển. Kẻ tôi tớ đi lên xem, nhưng nói rằng: Không có chi hết. Ê-li lại nói: Hãy trở lên bảy lần. 44 Lần thứ bảy, kẻ tôi tớ đáp rằng: Tôi thấy ở phía biển lên một cụm mây nhỏ như lòng bàn tay, Ê-li bèn tiếp: Hãy đi nói với A-háp rằng: Hãy thắng xe và đi xuống, kẻo mưa cầm vua lại chăng. 
45 Trong một lúc, trời bị mây che đen, gió nổi dậy, và có cơn mưa rất lớn. A-háp bèn lên xe mình, đi đến Gít-rê-ên. 46 Tay Đức Giê-hô-va giáng trên Ê-li; người thắt lưng, chạy trước A-háp cho đến khi tới Gít-rê-ên.

Trò chơi học câu gốc:

Chuẩn bị:
-Cắt những hình giọt nước trên giấy bìa màu xanh, viết từng chữ của câu gốc trên những giọt nước, đủ cho mỗi thiếu nhi 1 bộ.
-Làm chiếc túi hình đám mây như trong hình.
-Hỏi các em bao giờ thấy mưa rơi chưa? Sau khi cho đọc câu gốc vài lần, giáo viên thả những giọt mưa rơi xuống đất và các em nhặt cho đủ để ráp thành câu gốc cho riêng mình rồi xếp vào đám mây.
-Có thể làm theo tổ.

Hoặc: 
-Đổ bột vào những bong bóng, cột lại rồi ghi từng chữ của câu gốc lên bong bóng (như hình)
-Đặt những bong bóng đó vô chậu nước, cho từng em vớt bong bóng ra rồi sắp đặt theo thứ tự câu gốc.

Thủ công: Lắc mưa rơi
Cách làm:
Câu hỏi ôn bài:
Ê-li bảo vua A-háp làm gì? (ăn và uống)
Mặc dầu trời đang nắng, Ê-li nói gì với A-háp?
Ê-li đã leo lên núi nào?
Ê-li dẫn theo ai đi với ông lên núi?
Khi lên núi Ê-li đã làm gì?
Ê-li bảo đầy tớ mình làm gì?
Ê-li bảo đầy tớ đi xem mây bao nhiêu lần?
Sáu lần đầu đầy tớ đi xem về báo gì?
Lần thứ bảy thì báo gì?
Cụm mây nhỏ có ý nghĩa gì?
Ê-li bảo nhắn tin gì cho vua A-háp?
Diễn tả tâm trạng của Ê-li khi ông xuống núi.
Ê-li có thể chạy nhanh hơn xe ngựa của A-háp không?

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Ê-li và vườn nho của Na-bốt

Kinh thánh: I Các vua 21

Câu gốc: "Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời." Xuất Ê-díp-tô ký 34:6-7

Câu chuyện Kinh Thánh:
Sau các việc đó, thì xảy ra chuyện này: Na-bốt, người Gít-rê-ên, có một vườn nho ở Gít-rê-ên, kề bên cung điện của vua A-háp tại Sa-ma-ri. A-háp nói với Na-bốt: “Hãy nhượng lại vườn nho của ngươi cho ta, để ta làm vườn rau, vì nó ở sát cạnh nhà ta. Ta sẽ đền bù cho ngươi một vườn nho khác tốt hơn; hoặc nếu ngươi thích, giá bao nhiêu, ta sẽ trả cho ngươi bằng tiền mặt.”
Nhưng Na-bốt trả lời A-háp: “Nguyện xin CHÚA đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho vua.”
Vậy A-háp trở về nhà, buồn rầu và bực bội, vì Na-bốt, người Gít-rê-ên, có nói với vua: “Tôi không thể nhượng cho vua sản nghiệp của tổ tiên tôi.” Vua nằm trên giường, quay mặt đi, và không chịu ăn.
Hoàng hậu Giê-sa-bên vào gặp vua và nói: “Tại sao tâm thần vua buồn rầu và vua không chịu ăn?”
Vua trả lời: “Tại vì ta có nói với Na-bốt, người Gít-rê-ên, rằng: ‘Hãy bán vườn nho của ngươi cho ta, ta sẽ trả tiền cho, hoặc nếu ngươi muốn, ta sẽ đền cho ngươi một vườn nho khác.’ Nhưng hắn nói: ‘Tôi sẽ không nhượng vườn nho của tôi cho vua đâu.’ ”
Hoàng hậu Giê-sa-bên nói với vua: “Há chẳng phải vua đang cai trị trên Y-sơ-ra-ên sao? Xin vua hãy chỗi dậy và ăn đi. Xin vua hãy vui lên. Thần thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Na-bốt, người Gít-rê-ên.”

Vậy bà nhân danh vua A-háp viết thư, lấy ấn dấu của vua đóng lên, rồi bà gởi các bức thư đó cho các trưởng lão và những người quyền quý sống cùng thành với Na-bốt. Bà viết trong các thư ấy rằng: “Hãy rao một cuộc kiêng ăn. Hãy đặt Na-bốt ngồi trước mặt dân thành. 10 Hãy để hai kẻ làm chứng dối ngồi đối diện hắn và bảo hai kẻ đó làm chứng rằng Na-bốt đã rủa sả Đức Chúa Trời và vua. Rồi hãy đem hắn ra ngoài và ném đá cho hắn chết đi.”

11 Những người trong thành, tức các trưởng lão và những người quyền quý sống trong thành, làm y như lời Giê-sa-bên đã gởi cho họ. Theo như thư bà gởi cho, 12 họ rao một cuộc kiêng ăn, và đặt Na-bốt ngồi trước dân thành. 13 Hai kẻ làm chứng dối bước vào, ngồi đối diện Na-bốt. Hai tên vô lại đó tố cáo Na-bốt trước mặt dân thành rằng: “Na-bốt đã rủa sả Đức Chúa Trời và vua.” Vậy họ đem Na-bốt ra ngoài thành và ném đá cho ông chết. 14 Rồi họ gởi tin cho Giê-sa-bên bảo: “Na-bốt đã bị ném đá và đã chết.”

15 Khi Giê-sa-bên nghe tin Na-bốt đã bị ném đá và đã chết, Giê-sa-bên đến nói với A-háp: “Xin vua hãy đi, chiếm lấy vườn nho của Na-bốt, người Gít-rê-ên, mà hắn đã không chịu bán cho vua để lấy tiền, vì Na-bốt không còn sống nữa, nhưng đã chết rồi.” 16 Vừa khi A-háp nghe tin Na-bốt đã chết, A-háp đứng dậy, đi xuống vườn nho của Na-bốt, người Gít-rê-ên, để chiếm đoạt cho mình.

Ê-li Tuyên Bố Án Phạt Của Chúa

17 Bấy giờ có lời của CHÚA đến với Ê-li người Thi-sê-be rằng: 18 “Hãy đi gặp vua A-háp của Y-sơ-ra-ên, đang cai trị tại Sa-ma-ri. Này, nó đang ở trong vườn nho của Na-bốt, là sản nghiệp nó đã chiếm đoạt cho mình. 19 Ngươi hãy nói với nó rằng: CHÚA phán như vầy: ‘Có phải ngươi đã giết người và cướp của chăng?’ Ngươi cũng hãy nói với nó: ‘CHÚA phán như vầy: Tại chỗ chó đã liếm máu của Na-bốt, chó cũng sẽ liếm máu của ngươi.’ ”

20 A-háp nói với Ê-li: “Hỡi kẻ thù của ta, ngươi đã bắt quả tang được ta sao?”
Tiên tri Ê-li đáp: “Tôi đã bắt quả tang được vua rồi. Vì vua đã tự bán mình để làm điều ác trước mặt CHÚA, nên Ngài phán: 21 ‘Ta sẽ mang tai họa đến trên ngươi. Ta sẽ diệt sạch hậu tự ngươi. Ta sẽ diệt khỏi nhà A-háp mọi người nam trong Y-sơ-ra-ên, bất kể nô lệ hay tự do. 22 Ta sẽ khiến nhà ngươi giống như nhà của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, và giống như nhà của Ba-ê-sa, con trai A-hi-gia, vì ngươi đã chọc giận Ta và đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.’
23 Còn về Giê-sa-bên, thì CHÚA phán: ‘Chó sẽ ăn thịt Giê-sa-bên trong khu vực Gít-rê-ên.’
24 Ai thuộc gia đình A-háp chết trong thành sẽ bị chó ăn thịt, còn ai trong gia đình nó chết ngoài đồng sẽ bị chim trời ăn thịt.”
25 Thật chẳng có ai giống như A-háp, là kẻ đã tự bán mình để làm điều ác trước mặt CHÚA, và bị vợ là Giê-sa-bên xúi giục. 26 A-háp đã hành động cách ghê tởm khi đi theo các hình tượng, như dân A-mô-rít đã làm; họ là những kẻ mà CHÚA đã đuổi đi khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên.
27 Khi A-háp nghe những lời đó thì vua xé quần áo mình, lấy bao gai che đậy da thịt mình, kiêng ăn, nằm trong tro, và bước đi cách thiểu não.
28 Bấy giờ có lời của CHÚA đến với Ê-li người Thi-sê-be rằng: 29 “Ngươi có thấy A-háp đã hạ mình như thế nào trước mặt Ta chăng? Bởi vì nó đã hạ mình trước mặt Ta, nên Ta sẽ không giáng tai họa xuống trong đời nó; Ta sẽ giáng tai họa xuống trên nhà nó trong đời con nó.”
Thị cụ: Bức thư giả mạo của Giê-sa-bên
-Lấy tờ giấy gấp làm 3, ở trong ghi: "Đây là thư từ nhà vua. Hãy rao ra cuộc kiêng ăn và đặt Na-bốt ở trước dân thành. Hãy để 2 người nói dối chống lại Na-bốt và ném đá cho hắn chết".
-Ký tên: Vua A-háp
-Gấp bức thư lại, dán một hình dán hoặc băng keo lại để niêm phong, ở dưới chỗ dán ghi: Mộc của vua A-háp
-Ở ngoài ghi: Gửi các trưởng lão và các quý tộc

Tranh tô màu:

Bài tập:

Phim hoạt hình