Học Kinh
Thánh II Sa-mu-ên 6
Nhiều lần đọc
đoạn Kinh Thánh này, chúng ta không ít băn khoăn và lấy làm xót xa, tiếc nuối cho
U-xa, người đã khiêng hòm Đức Giê-hô-va và bị Ngài hành hại chết. Tại sao ông bị
Đức Giê-hô-va nổi giận khi có ý tốt nắm lấy hòm vì cớ con bò vấp ngã?
Tôi được thỏa
lòng khi đọc giải kinh đoạn này của Mục sư David Guzik.
A - Nỗ lực đầu tiên bị thất bại khi dời
hòm giao ước của Đức Giê-hô-va đến Giê-ru-sa-lem.
Đây là hòm giao
ước mà Đức Giê-hô-va đã phán bảo Môi-se làm ra vào thời đại cách Đa-vít khoảng hơn
400 năm trước. Đó là một cái hộp bằng gỗ bọc vàng, cái nắp đậy bọc vàng và có
chạm trổ còn gọi là nắp thi ân. Hòm giao ước có bề dài 1.15 mét, rộng 0.68 mét
và cao 0.68 mét. Trong hòm có hai bảng đá luật pháp do chính tay Đức Chúa Trời viết
ra, bình đựng bánh mana và cây gậy trổ hoa của A-rôn.
Hòm của Đức
Giê-hô-va tượng trưng cho sự hiện diện và vinh quang của Đức Chúa Trời trên dân
Y-sơ-ra-ên. Da-vít nhận thấy rằng việc đem hòm giao ước ra khỏi nơi bị quên
lãng và đưa nó quay trở lại vị trí đáng được quý trọng là một việc ưu tiên cần
làm. Ông muốn dân Y-sơ-ra-ên được sống trong nhận thức về sự hiện diện và vinh
quang của Đức Chúa Trời.
Hòm của Đức
Giê-hô-va được nhắc đến trước đó trong I Sam 7:1 khi nó được đem về từ xứ
Philitin. Hòm đã được đặt trong nhà của A-bi-na-đáp trong khoảng 70 năm.
Họ để hòm của
Đức Chúa Trời trên một cái xe mới. Việc vận chuyển hòm giao ước trên một cái xe
như vậy là điều trái mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Hòm đã được thiết kế để
khiêng đi
Xuất
25:12-15 “Ngươi cũng hãy đúc bốn khoen bằng vàng để tại bốn góc hòm: hai cái
bên hông nầy, hai cái bên hông kia, 13 cùng làm hai cây
đòn bằng cây si-tim, bọc vàng; 14 rồi lòn đòn vào
khoen hai bên hông hòm, để dùng đòn khiêng hòm. 15 Đòn sẽ ở trong
khoen luôn, không nên rút ra.”
Và chỉ duy
nhất người Lê-vi, con cháu Kê-hát mới được khiêng hòm mà thôi.
Dân
4:15 “Sau khi A-rôn và các con trai người đã đậy điệm nơi thánh và các đồ đạc
thánh xong, khi dời trại quân đi, thì các con cháu Kê-hát phải đến đặng khiêng
các đồ đạc đó; họ chẳng nên đụng vào những vật thánh, e phải chết chăng. Trong
hội mạc, ấy là đồ mà các con cháu Kê-hát phải khiêng đi.”
Đức Chúa Trời
muốn cái hòm phải được khiêng đi vì Ngài không muốn cái hòm – tượng trưng cho sự
hiện diện của Ngài - với hình thức máy móc. “Cái hòm chẳng khác nào gánh nặng của
Đức Giê-hô-va – và gánh nặng đó được đặt trên tấm lòng của con cháu Lê-vi”
(Redpath)
Có thể lắm những
người này nghĩ rằng: “Chà, chúng ta có cái xe mới dành cho hòm của Đức
Giê-hô-va, Ngài chắc sẽ vui lòng lắm về chiếc xe đặc biệt này”. Họ đã nghĩ rằng
công nghệ hiện đại và sang trọng có thể khỏa lấp sự bất tuân dốt nát của họ.
Chắc hẳn chúng
ta rất mong muốn sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta lại thích chất
sự hiện diện của Ngài trên những cỗ xe của riêng chúng ta. Chúng ta thích thêm Ngài
vào danh sách những tổ chức, chất Ngài trên nóc của cỗ máy trong một cuộc sống
bận rộn, và rồi lái chiếc xe đó. Tôi tự hỏi không biết bao nhiêu phần trong sự
phục vụ của chúng ta là bởi động cơ của xác thịt? Thông thường chúng ta cố gắng
hết sức ở đôi tay chứ không phải ở tấm lòng. (Redpath)
Điều mà chúng
ta đang cần không phải là những thứ mới mẻ, mà chính là lửa mới (John Wesley)
Trong I Sam
6:10-11, dân Philitin đã chuyển cái hòm trên một chiếc xe. Họ làm như thế vì họ
là dân Philitin, nhưng Đức Chúa Trời mong đợi con dân Ngài hơn như thế. Dân Y-sơ-ra-ên
cần phải theo khuôn mẫu của Lời Đức Chúa Trời, chứ không phải theo sự cải tiến
của dân Philitin.
II Sam 6:3 “U-xa và A-hi-giô, con trai A-bi-na-đáp, dẫn cái xe mới đó.”
Ý nghĩa tên
của 2 người này đã vẽ ra một bức tranh có ý nghĩa. Uxa nghĩa là “mạnh mẽ” và
A-hi-giô nghĩa là “thân thiện”.
Có nhiều sự
phục vụ Chúa cũng giống như vậy- một cái xe mới, một sản phẩm tuyệt vời, mạnh mẽ
và thân thiện – nhưng tất cả những việc đó không phải là điều mà Đức Chúa Trời đòi
hỏi hay để tìm kiếm ý muốn của Ngài. Chắc là Đa-vít đã cầu nguyện xin Chúa ban
phước cho phương tiện này, đây là một việc tốt nhưng đã làm theo cách sai trật.
II Sam 6:6 “U-xa giơ tay lên nắm hòm của Đức Chúa Trời” Đây là điều
vô cùng cấm kỵ. Luật lệ về việc khiêng hòm có chép rằng “họ chẳng nên đụng vào
những vật thánh, e phải chết chăng”
Trong phút
chốc Uxa đã đưa ra quyết định là bỏ qua mạng lệnh của Đức Chúa Trời và làm cái
việc mà ông cho rằng đó là đúng đắn. Chúng ta thấy rằng thậm chí những quyết định
chớp nháng cũng là quan trọng trước mặt Đức Chúa Trời.
II Sam 6:7 “Đức Chúa Trời hành hại người vì cớ lầm lỗi người” Đức
Chúa Trời làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã răn đe trong Dân số ký 4:15 và hành hại
Uxa. Đa-vít đã muốn dân Y-sơ-ra-ên nhận biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời và Đức
Chúa Trời đã cho thấy sự hiện diện của Ngài tại nơi sân đạp lúa của Na-côn, nhưng
không phải theo cách mà họ mong muốn.
Lầm lỗi của
Uxa không đơn thuần chỉ là hành động theo bản năng hoặc phản xạ tự nhiên. Đức
Chúa Trời hành hại Uxa vì cớ hành động của ông có nguyên nhân từ lầm lỗi nghiêm
trọng trong tư tưởng.
Uxa lầm lỗi
vì tưởng rằng ai khiêng hòm của Đức Chúa Trời cũng được, không quan trọng.
Uxa lầm lỗi
vì tưởng rằng hòm của Đức Chúa Trời thì đem đi kiểu gì cũng được, không quan trọng.
Uxa lầm lỗi
vì tưởng rằng mình biết quá rõ về hòm của Đức Chúa Trời, nó đã ở trong nhà cha
ông suốt 70 năm nay.
Uxa lầm lỗi
vì tưởng rằng Đức Chúa Trời không quan tâm về hòm của Ngài.
Uxa lầm lỗi
vì tưởng rằng sân đạp lúa của Na-côn thì không thánh bằng chính bàn tay của
ông.
“Ông ấy thấy
chẳng có sự khác biệt nào giữa hòm giao ước và những thứ đồ giá trị khác. Ý định
của ông ấy muốn đỡ cái hòm là tốt, nhưng ông không có ý thức xem trọng đối với
hòm giao ước cực kỳ thiêng liêng, mà ngay cả những người Lê-vi khiêng hòm còn không
dám chạm tay vào.” (Maclaren)
II Sam 6:8 “Đa-vít lấy làm buồn thảm, vì Đức Giê-hô-va đã hành hại U-xa”
Da-vít nổi giận vì bị bối rối. Ông không hiểu tại sao mà có ý định tốt lại chưa
đủ? Đức Chúa Trời quan tâm cả về ý định lẫn hành động của chúng ta nữa.
B - Nỗ lực thứ hai thành công khi dời hòm giao
ước của Đức Giê-hô-va đến nhà Ô-bết-Ê-đôm rồi đến Giê-ru-sa-lem
6:10 “Đa-vít không muốn để hòm của Đức Giê-hô-va đến nhà mình tại
trong thành Đa-vít; bèn biểu dẫn vào trong nhà Ô-bết-Ê-đôm” Da-vít làm
việc này theo như Lời Đức Chúa Trời. Ô-bết- Ê-đôm là người Lê-vi con cháu Kê-hát
(I Sử 26:4). Điều này đúng theo mạng lệnh về việc chăm sóc và khiêng giữ hòm
giao ước trong Dân 4:15.
6:11 “Đức Giê-hô-va ban phước cho Ô-bết-Ê-đôm và cả nhà người”
Khi Lời Đức Chúa Trời được vâng giữ, sự thánh khiết của Ngài được tôn trọng thì
phước hạnh sẽ tuôn đổ theo sau. Đức Chúa Trời muốn hòm giao ước là một nguồn
phước cho dân Y-sơ-ra-ên chứ không phải là sự rủa sả. Chúng ta có thể thấy rằng
sự rủa sả không phải đến từ tấm lòng của Đức Chúa Trời mà đến từ sự không vâng
lời của con người.
6:12 “Đa-vít bèn đi thỉnh hòm của Đức Chúa Trời ở nhà Ô-bết-Ê-đôm đến
trong thành Đa-vít cách rất vui mừng.” Đa-vít vui mừng biết rằng sự hiện
diện và vinh quang của Đức Chúa Trời đem đến cho dân sự phước lành chứ không phải
rủa sả. ông cũng vui mừng khi thấy rằng họ được ban phước khi họ vâng lời Đức
Chúa Trời.
Trong I Sử
15: 13, Đa-vít đã giải thích với các thầy tế lễ rằng tại sao mà lần trước Đức
Chúa Trời đã hành hại họ khi đem hòm giao ước về. “Vì tại
lần trước các ngươi không có khiêng hòm, và chúng ta không theo lệ đã định mà cầu
vấn Đức Giê-hô-va; nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đã hành hạ chúng ta.”
Khi sự thờ
phượng theo một thứ tự phải lẽ thì sẽ có sự vui vẻ và mừng rỡ.
6:13 “Khi những
người khiêng hòm của Đức Chúa Trời đã đi sáu bước, thì Đa-vít tế một con bò đực
và một con thú mập béo.”
I Sử
15:11-15 cho chúng ta thấy Đa-vít đã ra chỉ thị đặc biệt cho những thầy tế lễ
khiêng hòm giao ước cho đúng cách – khiêng trên vai. Chúng ta thường nghĩ rằng “cái
xe mới” hoặc “sự mạnh mẽ”, “thân thiện” sẽ là những cách để phương cách đem đến
sự hiện diện và vinh quang của Đức Chúa Trời. nhưng Ngài luôn muốn rằng sự hiện
diện và vinh quang của Ngài sẽ đến trên những đôi vai của sự tận hiến, của sự
vâng lời và khen ngợi từ những tôi trai tớ gái của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét