CHƯƠNG 3: CỐ CHẤP VÀ BA PHẢI
Sau khi Truyền đạo chỉ đường cho Cơ Đốc Nhân để anh đi tìm sự
sống đời đời, Cơ Đốc Nhân gặp phải Cố Chấp và Ba Phải. Câu chuyện ngụ ngôn rất
giống như trong thực tế rằng: khi một người bắt đầu tìm kiếm Chúa, sẽ nhận thấy
có những người khác đang theo dõi mình với đầy sự cảm thông, quan tâm, bình luận
và chỉ trích. Trường hợp mà nhiều chúng ta thường thấy là, khi một tên không ra
gì ở địa phương bắt đầu tin Chúa, hoặc một người từng nhậu nhẹt, hoặc một người
xấu xa đến với vương quốc Thiên đàng, sẽ có tin đồn là "bây giờ nó theo đạo
rồi…" Thế gian không thể hiểu được “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét
cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được
làm môn đồ ta.” (Lu-ca 14:26).
Bunyan cho chúng ta thấy có ít nhất hai loại phản ứng khi một
người bắt đầu tin Chúa là Cố Chấp và Ba Phải, cả hai đều chạy đuổi theo Cơ Đốc
Nhân và cố gắng khiến cho anh ta cân nhắc lại hành động của mình.
Cố Chấp là một kẻ ương bướng, cứng cổ, cực kỳ ngoan cố, không
chỉ là một trở ngại cho sự cứu rỗi của chính mình mà còn cản trở những người
khác nữa. Tuy nhiên, tất cả chúng ta phải thận trọng kẻo chúng ta nghĩ rằng tấm
lòng cố chấp chỉ có trong một số người nào đó thôi chứ bản thân mình thì không
có. Phao-lô nhắc nhở chúng ta, trong bức thư của ông gửi cho người La Mã, rằng
“vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7).
Mỗi người đều sở hữu ít nhiều sự cố chấp trong lòng mình do sự
di truyền từ tổ phụ chúng ta là A-đam. Sự Cố chấp được thể hiện bằng hành động
nổi loạn chống lại Đấng Tạo hóa qua sự thù địch và lòng oán hận đối với Đức
Chúa Trời nhân từ và tốt lành. Alexander Whyte nói “Có một sự ủ rũ trong tâm
trí của một số người, một sự u ám, và một bầu không khí cay đắng bốc lên từ những
đầm lầy không được cày xới, không thoát nước, không được giãy cỏ, không được cày
cấy của tấm lòng họ khiến cho tất cả những khởi đầu yếu ớt của một cuộc sống tốt
đẹp hơn bị nguội lạnh và bay mất đi. " Chỉ khi họ tự nguyện cúi đầu theo ý
muốn của Người khác làm cho sự cố chấp trở nên phục tùng, khiêm tốn và đầu hàng.
Như Phao-lô nói trong II Cô-rinh-tô 5:17, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì
nấy là người dựng nên mới”
Mặt khác, Ba Phải nhất thời bị thuyết phục bởi lý lẽ của Cơ Đốc
Nhân và quyết định đi cùng Cơ Đốc Nhân. Ba Phải muốn nói về Thiên đường, về một
vương quốc bất tận, về vương miện vinh quang,về những thiên thần, nơi không còn
tiếng khóc hoặc buồn phiền, và sau đó anh ấy cũng muốn nhanh chóng để lên đến
đó. Những điều duy nhất Ba Phải nghĩ đến là những lợi ích và phần thưởng mà anh
ta nhận được. Tuy nhiên, anh ấy hoàn toàn hiểu sai. Cơ Đốc Nhân nhắc anh ta,
"Nếu Cố chấp cảm biết được những quyền lực tối tăm và sự kinh khiếp của
tương lai như tôi, chắc hẳn anh ấy đã không quay về dễ dàng như vậy." Cơ Đốc
Nhân không thể vội vàng vì anh ấy còn có một gánh nặng trên lưng. Ba Phải không
có gánh nặng nhưng lại có một tấm lòng nông cạn. Anh ta cực kỳ giống với lời của
Chúa Giê-su trong ẩn dụ về hạt giống, “song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thời
mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ, thì liền vấp phạm.” (Ma-thi-ơ
13:21).
GIẢI NGHĨA CỦA
KEN PULS
Cơ Đốc Nhân
vừa lìa Truyền đạo để theo đuổi sự sống đời đời không bao lâu thì việc làm của
anh đã được thế giới chú ý. Anh đã từ bỏ những thú vui và đường lối của thế
gian để tìm kiếm "một cơ nghiệp không bị hư đi, không bị ô uế, không suy
tàn" (1 Phi-e-rơ 1: 4). Không muốn đánh mất một thành viên của mình một
cách dễ dàng như vậy, thế giới đã theo đuổi anh ta, để chế nhạo và chế giễu, và
nếu có thể thì "dùng áp lực để buộc anh quay lại."
Cơ Đốc Nhân nhanh
chóng được hai công dân của Thành phố Hủy diệt bắt kịp: Cố Chấp, một người cứng
đầu, khó gần và không liên quan gì đến phúc âm; và Ba Phải, một người dễ dàng chao
đảo và bị dẫn dắt bởi những người có tính cách mạnh mẽ hơn. Hai người này đã trò
chuyện với Cơ Đốc Nhân để tìm hiểu về niềm tin của anh. Dù chỉ mới hiểu biết một
chút ít về đạo, và thực tế anh thậm chí còn chưa được gặp gỡ Chúa tại thập tự
giá, nhưng Cơ Đốc Nhân vẫn vui vẻ và tha thiết nói chuyện với họ. Sau khi nghe
được lẽ thật từ vị Truyền đạo, anh cũng trở thành một nhà truyền giáo để truyền
bá lời cảnh báo về sự phán xét sắp đến và niềm hy vọng của phúc âm.
Ở đây chúng
ta có thể thấy hy vọng và sự khích lệ. Thông thường, chúng ta nghĩ về một nhà
truyền giáo là người có năng khiếu đặc biệt và được kêu gọi cống hiến cuộc đời
và chức vụ của mình cho việc truyền bá phúc âm trên toàn thế giới. Nhưng thực tế,
tất cả các Cơ đốc nhân đều có thể và nên là những người truyền bá Phúc âm. Cơ Đốc
Nhân nhận lấy sự khinh miệt của thế gian và nắm lấy nó như một cơ hội để chia sẻ
sự sáng mà anh đã được ban cho. Anh không chạy trốn khỏi thế giới, sợ rằng mình
sẽ bị chê cười hoặc sợ rằng mình biết quá ít giáo lý để đối mặt với sự phản đối
của thế gian. Thay vào đó, anh mời Cố Chấp và Ba Phải "hãy đi cùng
tôi".
Chúng ta phải
cầu nguyện để có được tình yêu thương giống như Cơ đốc nhân dành cho những người
hàng xóm của mình. Họ đang sống trên bờ vực của sự hủy diệt và Cơ Đốc Nhân đã
nhận được lời cảnh báo và hy vọng về cách để trốn thoát. Giống như Cơ đốc nhân,
làm sao chúng ta có thể không nói gì với họ khi Đức Chúa Trời đặt những kẻ hư mất
đi cùng trên con đường của chúng ta?
Khi Cơ Đốc
Nhân bắt đầu thảo luận với Cố Chấp và Ba Phải, anh nhanh chóng cảnh báo về sự
nguy hiểm của họ. Họ muốn anh ta quay trở lại đường lối của thế gian, nhưng Cơ
Đốc Nhân vì đã được cảnh báo trong Sách của anh và những lời của Truyền đạo về
sự hủy diệt sắp tới, nên không để ý đến lời khuyên của họ. Anh nói với Cố Chấp
rằng anh sẽ không quay trở lại với họ đâu, theo lời của Chúa Giê-su ở Lu-ca
9:62, "Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với
nước Đức Chúa Trời." Những tiện nghi và tình bạn trên thế gian không thể
so sánh với những ơn phước được hứa trong Kinh thánh. Cơ Đốc Nhân quyết tâm
thoát khỏi cơn thịnh nộ để đi tìm sự sống đời đời; và anh cố gắng thuyết phục
hai người đi cùng anh trong cuộc hành trình này.
Trong lời
kêu gọi của mình, Cơ Đốc Nhân liên tục sử dụng Kinh thánh để bào chữa cho mình.
Anh nói với họ: "Hãy đọc sách này anh sẽ hiểu" và "nếu anh không
tin tôi, hãy đọc ở đây trong Sách." Anh ta không cố gắng thuyết phục họ bằng
ý kiến riêng của mình hoặc bằng áp lực, mà sự kêu gọi của anh đối với Lời Đức
Chúa Trời. Phao-lô nói với chúng ta trong Rô-ma 10:17 "Vậy thì đức tin đến
bởi sự người ta nghe, và nghe khi Lời Đức Chúa Trời được rao giảng."
Bunyan làm nổi bật lẽ thật này bằng cách đặt Kinh thánh vào trung tâm câu chuyện
ngụ ngôn của mình.
Khi cuộc trò
chuyện bắt đầu, dường như có hai phản ứng khác nhau đối với Tin Lành. Đối với Cố
chấp, Phúc âm là sự ngu xuẩn và anh ta sẽ không liên quan gì đến điều đó. “Bởi
vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần
chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời.” (1
Cô-rinh-tô 1:18). “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về
Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và
không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.” (1 Cô-rinh-tô
2:14). Cố chấp chế giễu Cơ Đốc Nhân và nói rằng, "hừ, sách với vở, dẹp cuốn
sách đó qua một bên đi." Tuy nhiên, Ba Phải đã say mê với những niềm vui
và phần thưởng được hứa hẹn trong Sách của Cơ Đốc Nhân. Anh ta cảm động và do dự
trước sự nhiệt thành và kiên định của Cơ đốc nhân trong việc theo đuổi cuộc sống
vĩnh cửu. Khi Cơ Đốc Nhân và Cố Chấp tranh luận nhau, Ba Phải bày tỏ quyết định
muốn đi: "Tôi dự định đi cùng với người bạn lương thiện này và sẽ cùng chịu
khổ với anh ấy." Nhìn thấy ý kiến của mình bây giờ là thiểu số, Cố chấp
từ chối đi chung với họ, nói rằng, "Tôi sẽ không đồng hành với những người
điên dại, viển vông như vậy."
SUY GẪM
1.
Theo
bạn tại sao Cơ Đốc Nhân “bắt đầu chạy đi”?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2.
Theo
bạn tại sao anh “bịt tai lại”?
..........................................................................................................................
.....................................................................................................................
3.
Đọc
Sáng 19:1-26, và tìm ra một người khác cũng chạy trốn khỏi nhà. So sánh và đối
chiếu giữa Lót và Cơ Đốc Nhân.
|
Lót |
Cơ Đốc Nhân |
Tại sao anh ấy rời khỏi nhà? |
|
|
Thái độ của anh ấy khi rời khỏi nhà? |
|
|
Phản ứng của người khác khi anh ấy rời
khỏi nhà? |
|
|
4.
Chọn
3 tính từ để mô tả Cố Chấp?
..........................................................................................................................
5.
Chọn
3 tính từ để mô tả Ba Phải?
..........................................................................................................................
6.
Từ
Cố Chấp có nghĩa là:
..........................................................................................................................
7.
Vẽ
và đặt tên cho 2 điều bạn cho đó là Cố Chấp
|
|
8.
Từ
Ba Phải có nghĩa là:
..........................................................................................................................
9.
Vẽ
và đặt tên cho 2 điều bạn cho đó là Ba Phải
|
|
10.Cho ví dụ một người Cố Chấp trong Kinh Thánh?
..............................................................................................................................
11.Cho ví dụ một người Ba Phải trong Kinh Thánh?
...................................................................................................................................
12.Theo bạn thì Cố Chấp và Ba Phải cái nào tốt hơn? Giải thích cụ
thể?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
13.Cơ Đốc Nhân rất vui mừng khi biết rằng Đức Chúa Trời đang chuẩn
bị nhiều món quà để con cái Ngài được hưởng khi họ lên Thiên đàng. Trong các
hình bên dưới, bạn hãy vẽ ra những món quà này. (Xin xem II Ti-mô-thê4: 8; Khải
Huyền 7: 16–17, 21: 4, 22: 1–5.) Bạn sẽ có mặt ở đó chứ?
Đọc Sáng-thế Ký 19: 1–29. So sánh phản
ứng của Lót đối với sự hủy diệt sắp đến với phản ứng của người đàn ông này?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cố Chấp nói với Ba Phải, “Cái gì, Lại có một thằng điên nữa à!
… Tốt hơn anh nên theo tôi về nhà, đừng dại dột.” Thế giới tuyên bố rằng những
người theo Đấng Christ là những kẻ điên dại, còn việc như Cố Chấp đã làm là sự
khôn ngoan (xem 1 Cô-rinh-tô 1: 17–24). Định nghĩa trong Kinh thánh về “điên dại”
là gì? Kinh thánh còn nói gì thêm về "kẻ điên dại"? Kinh Thánh nói gì
về những người thực sự khôn ngoan? Trong 31 ngày tới, mỗi ngày bạn hãy đọc một
chương trong Châm ngôn. Hãy liệt kê 20 điều mà sách Châm ngôn dạy về sự khôn
ngoan; ai là người khôn ngoan và ai là người dại dột.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cuộc sống của bạn có nhiều đặc điểm của một người khôn ngoan
hay của một người ngu dại? Bạn khôn ngoan hơn trong những lĩnh vực nào? Bạn có
thể đạt được sự khôn ngoan bằng cách nào? (Xin xem Gia-cơ 1: 5–7.)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ba Phải hỏi Cơ Đốc Nhân: “Anh có tin quyết rằng những lời
trong sách đó là thật hoàn toàn không?” Trong nền văn hóa ngày nay, những người hoài nghi thường
thách thức các Cơ đốc nhân với câu "Làm sao anh chị biết Kinh thánh là Lời
của Đức Chúa Trời?" Hãy viết ra một số điều bạn có thể nói với họ khi họ hỏi
bạn như vậy.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Theo Cơ Đốc Nhân, một trong những điều mà họ sẽ được tận hưởng
ở nơi họ sắp đến, đó là nơi “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ
không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa”. Xem Khải
huyền 21: 1–4. Tại sao khóc lóc, buồn thảm và nước mắt là một phần trong thế giới
hiện tại chúng ta đang sống?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đọc Lu-ca 14: 25–33. Chúa Giê-su nói gì về cái giá phải trả
khi theo Ngài?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cố Chấp từ chối đi với Cơ Đốc Nhân vì anh ấy không muốn
"bỏ sau lưng bạn bè cùng mọi tiện nghi vật chất" Người ta khó bỏ lại
những tiện nghi nào khi theo Chúa?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Khi bị cám dỗ để nắm chặt những điều ở trần gian, chúng ta
nên suy ngẫm về điều gì? (Xin xem II Cô-rinh-tô 4:18).
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
John Bunyan tiếp tục nói đến những người không sẵn sàng từ bỏ
những điều ở trần gian để đi theo Chúa Giê-su Christ trong suốt phần còn lại của
Thiên Lộ Lịch Trình. Khi bạn đọc tiếp phần còn lại của cuốn sách, hãy liệt kê ra
đây những người đã gặp khó khăn khi từ bỏ mọi thứ ở trần gian và cũng liệt kê
những điều gì ở thế gian đang kìm hãm họ.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét