Khải tượng

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

THIÊN LỘ LỊCH TRÌNH - CHƯƠNG 16: BÌNH AN Trong MỸ CUNG

 CHƯƠNG 16: BÌNH AN Trong MỸ CUNG

Mỹ Cung tượng trưng cho Hội Thánh, để chăm sóc cho một tín đồ chưa trưởng thành trong đức tin. Tại nhà của Bác Thông Thái, Cơ Đốc Nhân học được nhiều điều và được khích lệ cho chặng đường phía trước. Bunyan mô tả về Mỹ Cung từ Thi thiên 48.

“Đức Giê-hô-va là lớn, rất đáng được ngợi khen Trong thành của Đức Chúa Trời chúng ta, và tại trên núi thánh Ngài. 2 Núi Si-ôn đẹp đẽ nổi lên về phía bắc, là kinh đô của Vua cao cả, Và là sự vui vẻ của cả thế gian. 3 Trong những đền các thành ấy, Đức Chúa Trời đã tỏ mình ra Như một nơi nương náu.” Thi 48:1-3

Thi thiên này ca tụng nơi ở Đức Chúa Trời với dân Ngài. Nó nói về Jerusalem, thành phố là nơi có đền thờ, các lễ tế và lễ hội trong Cựu Ước. Đó là thành phố của Chúa. Giê-ru-sa-lem là một hình bóng trong Cựu Ước báo trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời với dân Ngài trong Đấng Christ. Chúa Giê-xu là Vua của các vua, tên là Emmanuel (Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta), đã đến và cư ngụ giữa chúng ta (Giăng 1:14).

Khi Cơ Đốc Nhân đến cổng bình an vô sự, anh được chào đón bởi người Gác Cổng. người này tượng trưng cho một Mục sư tin lành, người theo dõi và chăm sóc linh hồn của những lữ khách. Tại Giê-ru-sa-lem xưa, Đức Chúa Trời đặt những người canh gác trên tường:

“Hỡi Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Giê-hô-va, chớ có nghỉ ngơi chút nào.” Es 62:6

Trong Tân Ước, vai trò của mục sư được mô tả như một người canh gác:

“Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.” IITim 4:5

“Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.” Heb 13:17

Sau này, trong câu chuyện ngụ ngôn, một trong những người chăn cừu ở Dãy núi Lạc Sơn (khi Cơ đốc nhân trưởng thành hơn) cũng được đặt tên là Thức Canh.

Gác Cổng hỏi về việc Cơ Đốc Nhân đến muộn. Mặt trời lặn và màn đêm đang đến gần. Cơ Đốc Nhân than thở rằng lẽ ra anh phải đến sớm hơn, nhưng sự bất cẩn đã khiến anh mất thời gian. Ở đây trong lời thú nhận của Cơ Đốc Nhân, chúng ta thấy một trong những lý do tại sao anh ấy cần phải tự mình tham gia vào Hội Thánh. Là một tín đồ mới, Cơ đốc nhân vẫn còn nhiều điều để học hỏi. Anh đã bất cẩn trong khi lẽ ra phải cẩn thận. Anh ta lười biếng trong khi lẽ ra anh ta phải tỉnh táo. Tuy nhiên, phẩm chất mà anh nhận ra rằng mình còn thiếu, đã gây ra những nỗi buồn và việc đến muộn, chính là phẩm chất khác biệt với Gác Cổng. Anh đã thất bại trong việc canh giữ linh hồn của mình, còn Gác Cổng luôn đề phòng và cho Cơ Đốc Nhân lời khuyên và sự khích lệ. Chúng ta cần sự trợ giúp của các mục sư và các anh chị em trong Đấng Christ, những người sẽ giúp chúng ta coi chừng linh hồn và giữ đức tin mình.

Cẩn Thận là khả năng phân biệt và nhận ra đâu là lẽ thật. Đó là sự dẽ dặt và thận trọng trong nỗ lực đưa ra những nhận định và quyết định đúng đắn. Lời Đức Chúa Trời khen ngợi sự cẩn thận: Sự dẽ dặt sẽ coi sóc con; sự thông sáng sẽ gìn giữ con (Châm ngôn 2:11). Cuộc trò chuyện của Cơ Đốc Nhân với Cẩn Thận và Gác Cổng thể hiện sự quan tâm và hỏi thăm thành viên mới vào Hội Thánh địa phương. Mục sư cần có quyền quyết định để đánh giá một cách đúng đắn sự hiểu biết về phúc âm và lời chứng của những thành viên trong hội thánh.

Các câu hỏi dành cho Cơ Đốc Nhân về:

1. Hành trình của anh ấy (anh ấy đến từ đâu và sẽ đi đâu): Cơ Đốc Nhân kể một số câu chuyện cuộc đời anh ấy. Anh ta đang chạy trốn khỏi Thành phố Hủy diệt và đang trên hành trình đến Thiên Thành.

2. Sự cứu rỗi của anh ấy (cách anh ấy đi vào con đường): Cơ Đốc Nhân kể về cuộc gặp gỡ của anh ấy với Đấng Christ và phúc âm. Ông đã được Vị truyền đạo chỉ đến Cổng hẹp, vào cổng và thấy nhẹ nhõm khi gánh nặng trên cây thập tự.

3. Lời chứng của anh ấy (những gì anh ấy đã thấy và gặp trên đường đi): Cơ Đốc Nhân kể về những người và địa điểm anh ấy đã gặp trên đường đi. Một số chướng ngại như Vũng Lầy và Trần Thế Khôn; nhưng một số đã tiếp thêm sức mạnh cho anh ta, như Nhà Bác Thông Thái và Thiện Tâm.

4. Danh tính của anh ấy (tên anh ấy là gì). Cơ Đốc Nhân đã nói với Gác Cổng rằng tên cũ của anh là Khiếm Ân, nhưng bây giờ tên là Cơ Đốc Nhân.

Ý tưởng về một cuộc phỏng vấn thành viên có vẻ lạ đối với một số nơi. Không giống như thông lệ của nhiều Hội Thánh ngày nay, Cơ Đốc Nhân không được cho tham gia Hội Thánh ngay lập tức khi anh ấy hỏi để gia nhập. Người Gác Cổng và Cẩn Thận đã dành thời gian để lắng nghe anh và đánh giá xem anh có phải là một tín hữu thật hay không.

 

Một số người có thể hỏi: Tại sao việc đó lại quan trọng? Hội thánh không nên chào đón những người chưa tin cũng như người đã tin Chúa hay sao? Chúng ta không nên vui vẻ đón nhận tất cả khi họ đến sao?

Câu trả lời là có hoặc không. Hãy nhớ ở đây rằng Bunyan đang mô tả tư cách thành viên của nhà thờ, không phải là việc đi nhà thờ.

Những người chưa thật sự tin sẽ tham dự các buổi nhóm họp tại Hội Thánh của chúng ta và chúng ta vui mừng vì họ hiện diện để nghe rao giảng Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta cố gắng rao truyền phúc âm và tất cả mọi người đều được mời đến với Đấng Christ. Chúng ta cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban cho họ đức tin thật nơi Đấng Christ để được phước hạnh và bình an. Mặc dù có những người không tin Chúa ở trong Hội thánh, nhưng với tư cách là một gia đình chúng ta vẫn có mối thông công với họ. Và chúng ta nên hết sức cẩn thận, để phán đoán không sai lầm, để biết rõ những người đến tham gia hội thánh có một đức tin thật và kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời trong cuộc sống họ.

Việc nhận biết đức tin thật của tín hữu là quan trọng vì nó có thể ngăn chặn những trường hợp tín đồ của Hội Thánh rất đông trên con số, nhưng họ chí có lớp vỏ tôn giáo bên ngoài, mà tâm linh họ vẫn còn thuộc về thế gian hư mất này. Họ thực hiện đầy đủ nghi lễ hình thức như một lá chắn giả tạo cho an ninh của tâm hồn họ, nghĩ rằng mình sẽ được lên thiên đàng nhưng thật sự chưa chắc.

Cơ Đốc Nhân đã chứng tỏ rằng anh ấy thực sự đặt lòng tin theo Chúa. Anh vui mừng lắng nghe những lời chỉ dẫn của Gác Cổng. Cẩn Thận lắng nghe những lời của Cơ Đốc Nhân một cách thích thú và gọi thêm nhiều người trong gia đình đến và trò chuyện với anh ta. Kỉnh Kiền, Hiếu Thảo và Từ Tâm, những người sau khi trò chuyện nhiều hơn đã chào đón anh vào gia đình “Chào người được ơn! Mời anh vào!”

Các thành viên trong gia đình trò chuyện với anh về phúc âm. Người đầu tiên là Kỉnh Kiền. Kỉnh Kiền tượng trưng cho lòng tin kính và nhiệt thành của cá nhân chúng ta đối với Chúa. Mong muốn tha thiết và chân thành của chúng ta là yêu mến Đức Chúa Trời và trung tín với Ngài.

Cuộc trò chuyện tại Mỹ Cung tiếp tục với Thận Trọng. Thận Trọng thể hiện sự cẩn thận của chúng ta khi bước đi trong sự khôn ngoan và lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Thận trọng là sống và hành động theo sự phán đoán đúng đắn. Sự thận trọng là kết quả của tâm trí. Sự thận trọng của Cơ Đốc Nhân là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời khi hành động, khi chúng ta áp dụng Lời Đức Chúa Trời vào những gì chúng ta nghĩ, nói và làm.

Trước kia, Cơ đốc nhân đã bất cẩn và thiếu khôn ngoan. Thay vì chú ý đến lẽ thật và đi theo Con đường chánh, anh ấy đã bị lung lay trong thoáng chốc bởi lời khuyên của Trần Thế Khôn.

Cơ Đốc Nhân có ý định bỏ lại lối sống cũ của mình. Anh ấy mong muốn "một quê hương tốt đẹp hơn “Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.” Heb 11:5-6

Cơ Đốc Nhân thừa nhận rằng anh ấy đang đấu tranh, anh ấy thực sự mong muốn làm điều đúng. Anh ấy không muốn những suy nghĩ xác thịt làm phiền. bây giờ những suy nghĩ về thú vui tội lỗi là một nỗi đau đối với anh. Anh thừa nhận cuộc chiến đang diễn ra trong lòng mình để chống cự tội lỗi còn sót lại.

“Song nếu tôi làm điều mình chẳng muốn, thì bởi đó nhận biết luật pháp là tốt lành. Bấy giờ chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng ấy là tội lỗi ở trong tôi. Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn.” Rom 7:16-19

Từ Tâm tượng trưng cho lòng trắc ẩn và tình yêu thương của chúng ta đối với người khác. Từ Tâm rất được khen ngợi trong Kinh thánh. Phaolo dạy:

“Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng….Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.” ICor 13:1,13

Sau khi Kỉnh Kiền, Hiếu Thảo (Thận Trọng) và Từ Tâm trò chuyện với Cơ Đốc Nhân, cả gia đình cùng nhau dùng bữa. Từ những ngày đầu tiên, hội thánh " bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện." (Công vụ 2:42). Bữa ăn tại Mỹ Cung tượng trưng cho tình thông công mà các tín hữu chia sẻ với nhau trong Đấng Christ, đặc biệt là trong việc thường xuyên giữ Lễ Tiệc Thánh.

Dọn bàn tượng trưng cho sự cung cấp dồi dào của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta trong Đấng Christ. Cuộc trò chuyện tại bàn ăn xoay quanh Chúa Jesus Christ, "Chúa của ngọn đồi." Tất cả là về phúc âm: Chúa Giê-xu là ai, Ngài đã làm gì và quan trọng thế nào đối với chúng ta. Chúa Giê-su là Người Xây Dựng Cung Điện Đẹp đẽ (Ma-thi-ơ 16:18) và là Đá góc Nhà của nó (Ê-phê-sô 2:20). Tại bữa ăn tối (tiệc thánh), chúng ta được nhắc nhở rằng chính Chúa Giê-xu đã cứu chuộc chúng ta bằng huyết đổ ra và thân thể Ngài vỡ ra trên thập tự giá.

“Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. 20 Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:19-20

Đấng Christ đang xây dựng hội thánh của Ngài "và các cửa của Âm phủ sẽ không thắng được hội đó" (Ma-thi-ơ 16:18).

Mọi điều Bunyan mô tả về bữa ăn tối tại Mỹ Cung, mọi sự quan tâm của chúng ta đều hướng về Chúa Jêsus. Chúa Giê-xu là trung tâm của tình yêu và niềm vui mà chúng ta chia sẻ cùng nhau trong Hội thánh. Mối thông công của chúng ta ở trong Ngài (1 Cô-rinh-tô 1: 9; 1 Giăng 1: 3). Chính Ngài là Đấng giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và khiến chúng ta trở thành con trai và con gái của Vương quốc Ngài. Bữa ăn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đừng nên có nhu cầu gì khác ngoài phúc âm. Chúng ta cần giữ nó trên môi và văng vẳng bên tai. Phúc Âm chính là Chúa Giê-xu mà chúng ta phải nhớ và nhắc đến để rao truyền sự chết của Ngài cho tới khi Ngài đến (1 Cô-rinh-tô 11: 25-26).

Sau bữa ăn tối, Cơ Đốc Nhân tiếp tục cuộc trò chuyện với gia đình tại Mỹ Cung cho đến tận khuya. Những cơ hội mà chúng ta có được để tương giao với anh chị em trong Đấng Christ rất quý báu và giá trị. Chúng ta không nên vội vàng lướt qua điều đó hoặc coi là điều hiển nhiên mà hãy tận hưởng khoảng thời gian chúng ta có với nhau.

Khi gia đình chuẩn bị đi ngủ, họ cùng cầu nguyện với nhau.

“Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi sẽ nằm và ngủ bình an; Vì chỉ một mình Ngài làm cho tôi được ở yên ổn.” Thi 4:8 “Tôi nằm xuống mà ngủ; Tôi tỉnh thức, vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi.” Thi 3:5

Căn phòng phía trên cao, rộng rãi nơi Cơ Đốc Nhân nghỉ ngơi tượng trưng cho Đấng Christ. Cửa sổ của phòng hướng về phía mặt trời mọc. Chúa Giê-xu là "mặt trời công bình" mọc lên "với sự chữa lành trong đôi cánh của nó" (Ma-la-chi 4: 2). Ngài là ánh sáng của thế gian (Ê-sai 60: 1; Giăng 8:12), là Con Trẻ ban “ánh sáng cho kẻ ngồi trong nơi tối tăm” (Lu-ca 1: 78-79, Ê-sai 9: 2).

Phòng ngủ của Cơ Đốc Nhân được gọi là phòng "Thái bình". “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài.” Es 26:3

Chúa Giê-xu là "Chúa Bình An" (Ê-sai 9: 6). Trong Ngài, chúng ta tìm thấy sự yên nghỉ cho linh hồn mình; Ngài phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. 29 Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ.” Math 11:28-29

Sự bình an là món quà của Đấng Christ (Giăng 14:27) và là trái của Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22). Và Thái bình là một dấu hiệu đặc trưng của Hội Thánh Đấng Christ. Hầu hết các lá thư trong Tân Ước, được viết để khích lệ và hướng dẫn các hội thánh, đều bắt đầu bằng việc đề cập đến sự bình an: Rô-ma 1: 7; 1 Cô-rinh-tô 1: 3; 2 Cô-rinh-tô 1: 2; Ga-la-ti 1: 3; Ê-phê-sô 1: 2; Phi-líp 1: 2; Cô-lô-se 1: 2; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1: 1; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1: 2; 1 Ti-mô-thê 1: 2; 2 Ti-mô-thê 1: 2; Tít 1: 4; Phi-lê-môn 3; 1 Phi-e-rơ 1: 2; 2 Phi-e-rơ 1: 2; 2 Giăng 3; Giu-đe 2; Khải Huyền 1: 4.

Phao-lô khích lệ chúng ta, khi chúng ta thông công và bước đi cùng nhau trong hội thánh, hãy cố gắng “gìn giữ sự hiệp một của Thánh Linh trong mối dây hòa bình” (Ê-phê-sô 4: 3). Sự bình an và hiệp nhất mà chúng ta chia sẻ trong gia đình của Đức Chúa Trời là một minh chứng cho sức mạnh của phúc âm. Đó là một phép lạ của ân điển khi Đức Chúa Trời có thể lấy những người tội lỗi và rất khác biệt rồi biến chúng ta nên trở nên một trong Đấng Christ. Chính Chúa Giê-xu là sự bình an của chúng ta, là Đấng giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và ích kỷ, đồng thời liên kết chúng ta như dân sự của Ngài vì sự vinh hiển của Ngài. Phao-lô giải thích:

“Nhưng trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi. 14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức thường ngăn cách, 15 là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, 16 và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời. 17 Ngài lại đã đến rao truyền sự hòa bình cho anh em là kẻ ở xa, và sự hòa bình cho kẻ ở gần. 18 Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh.” Eph 2:13-18

Sau một đêm yên tĩnh trong căn phòng Thái bình, Cơ Đốc Nhân thức dậy và khám phá nhiều niềm vui của Mỹ Cung. Trước khi Cơ Đốc Nhân tiếp tục cuộc hành trình của mình, các thành viên trong gia đình muốn anh xem Thư viện sách cổ. Thư viện đại diện cho chức vụ rao giảng và giảng dạy của Hội Thánh và "hồ sơ cổ" là Lời Chúa.

Kinh thánh là một kho tàng thực sự đối với những lữ khách. “Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn.” Thi 119:162

Việc học Kinh thánh là rất quan trọng đối với cuộc sống của một lữ khách.

Khi Cơ Đốc Nhân tiếp tục chuyến tham quan Mỹ Cung, gia đình đưa anh vào kho vũ khí. Ở đây Cơ Đốc Nhân nhìn thấy đủ loại binh khí. Học cách mặc áo giáp và sử dụng vũ khí do Chúa cung cấp sẽ là yếu tố quan trọng để Cơ Đốc Nhân hoàn thành xuất sắc cuộc hành trình của mình.

Kho vũ khí tại Mỹ Cung làm nổi bật một thực tế quan trọng: đời sống Cơ đốc nhân là một trận chiến. Hàng ngày chúng ta phải chiến đấu chống lại sự cám dỗ và tội lỗi. Chúng ta có một kẻ thù của linh hồn là những kẻ muốn cản trở chúng ta đi đến đích.

Chúng ta không có khả năng chống lại kẻ thù bằng sức lực và nguồn lực của mình. Với sức riêng, chúng ta sẽ thất bại và gục ngã. Nhưng Đức Chúa Trời đã cung cấp trong Đấng Christ tất cả những gì chúng ta cần để chiến đấu trong trận chiến này.

Trong Ê-phê-sô 6, Phao-lô giải thích vũ khí của Đức Chúa Trời mà chúng ta phải mặc để chống lại tội lỗi và Sa-tan.

Phao-lô rút ra những vũ khí chiến tranh thuộc linh này từ Cựu Ước. Ông sử dụng các cụm từ trong các đoạn văn nói về Đấng Christ, Đấng Mê-si và Đấng Cứu Chuộc sắp đến. Phao-lô giúp chúng ta tạo ra một kết nối quan trọng: áo giáp mà chúng ta cần để tham gia vào cuộc chiến thuộc linh là chính Chúa Giê-su Christ.

Tiên tri Ê-sai mô tả Chúa Giê-xu là “Cây gậy từ thân của Jesse” và “một nhánh cây” mọc ra “từ cội rễ của Ngài” (Ê-sai 11: 1). Chúng ta đọc trong 11: 5 "Sự công bình sẽ là dây thắt lưng của Ngài, và sự thành tín là dây ràng hông."

Trong chương 59 Ê-sai nói: “Tay Chúa chẳng ngắn mà không cứu được” (59: 1). Khi Đức Chúa Trời nhìn thấy những thất bại và đau khổ của dân Y-sơ-ra-ên, chính Ngài đã dấy lên một người đấu tranh cho công bình và lẽ thật. “thấy không có người, chẳng ai cầu thay, thì lấy làm lạ lùng. Ngài bèn dùng chính cánh tay mình đem sự cứu rỗi đến; lấy sự công bình mình mà nâng đỡ. 17 Ngài mặc sự công bình làm giáp, đội sự cứu rỗi trên đầu làm mão trụ; lấy sự báo thù làm áo mà bận, lấy sự sốt sắng làm áo tơi mà choàng mình.” Es 59:16-17

“Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình an, đem tin tốt về phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Si-ôn rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị vì, chân của những kẻ ấy trên các núi xinh đẹp là dường nào!” Es 52:7

Dãy núi Lạc Sơn mà Cơ Đốc Nhân nhìn thấy ở phía xa (anh sẽ đến được những ngọn núi này tiếp sau trong cuộc hành trình), đại diện cũng cho Hội Thánh khi người tín đồ trưởng thành hơn.

 

Những ngọn núi là một nơi đầy trái cây và xinh đẹp. Họ ở trong Đất của Emmanuel, nghĩa là họ thuộc về Đấng Christ, có tên là Emmanuel, "Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta" (Ê-sai 7:17; Ma-thi-ơ 1:23). Sau đó, những người chăn chiên sẽ chỉ cho họ cổng của Thiên thành. Chính trong Vùng đất của Immanuel, nơi trái tim của chúng ta tràn ngập niềm vui và sự vui mừng trước Vua của chúng ta. Chúng ta khao khát được biết Ngài và nhìn thấy Ngài và ở với Ngài. Bunyan vẽ hình ảnh của mình từ Isaiah: “Kẻ đó sẽ ở trong nơi cao; các vầng đá bền vững sẽ là đồn lũy nó; bánh nó sẽ được ban cho; nước nó sẽ không bao giờ thiếu. Mắt ngươi sẽ ngắm xem vua trong sự tốt đẹp Ngài, sẽ thấy đất mở rộng.” Es 33:16-17

Tại Mỹ Cung, Cơ Đốc Nhân được nhìn thấy vẻ đẹp và sự tươi tốt của những ngọn núi, mặc dù bản thân anh vẫn còn ở một khoảng cách rất xa. Anh vẫn còn non trẻ trong đức tin, nhưng có thể nhìn thấy lời hứa và hy vọng ở phía trước. Một trong những lợi thế tuyệt vời mà một tín hữu mới có được khi thuộc một hội thánh mạnh mẽ là sự tương tác và khích lệ từ những tín hữu trưởng thành hơn. Thật là an ủi khi thấy lời chứng của những người đang bước đi với Chúa trong nhiều năm. Thật là một phước lành khi nhìn thấy cuộc sống kết quả của họ và tình yêu của họ đối với Đức Chúa Trời.

Có một số bài học quan trọng ở đây khi chúng ta vui hưởng những lợi ích khi thuộc về một hội thánh địa phương.

1) Khi ở trong mối tương giao của dân sự Đức Chúa Trời, chúng ta nên ưng thuận và ở lại lâu hơn như Cơ đốc nhân đã làm. Chúng ta thường quá háo hức được đi tiếp trên con đường, nhưng sẽ có lợi hơn nếu chúng ta nán lại một lúc. Phần lớn mục vụ của hội thánh diễn ra trong các cuộc gặp gỡ và trò chuyện cá nhân: lời động viên, lời khuyên nhủ, cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ nhu cầu, đáp ứng nhu cầu, dành thời gian quan tâm cuộc sống của nhau. Chúng ta bỏ lỡ điều này khi đi lướt qua những người xung quanh hoặc không kết nối với ai cả.

2) Chúng ta phải học cách quý trọng và tìm kiếm những người trong hội thánh lớn tuổi hơn và trưởng thành hơn trong đức tin. Họ có thể hướng dẫn cho chúng ta nhiều thứ. Họ đang gần kết thúc cuộc hành trình của họ. Đức tin của họ đã được thử thách theo thời gian và đã đơm hoa kết trái. Lời chứng của họ có thể khiến chúng ta mạnh mẽ. Sự khôn ngoan, lời khuyên và lời cầu nguyện của họ có thể giúp chúng ta. Tình yêu của họ dành cho Đấng Christ có thể khích lệ chính chúng ta. Chúng ta cần những anh chị em lớn tuổi hơn trong đức tin, những người có thể dạy dỗ chúng ta và khuyến khích chúng ta tiếp bước. Đó là một phần quan trọng trong sự cung cấp của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh  khi chúng ta tiến bước trên hành trình.

Cơ Đốc Nhân sẽ sớm biết được giá trị của Mỹ Cung. Chẳng bao lâu nữa, anh sẽ phải đi qua những thung lũng và những nơi tối tăm, nơi mờ tối và khiến anh hoang mang mất phương hướng. Anh sẽ cần phải ghi nhớ điều đã học và luôn chăm xem Vua để anh có thể vượt qua và không mất đức tin.

SUY GẪM

Khi ngồi ăn tối thì Cơ Đốc Nhân, Kỉnh Kiền, Hiếu Thảo và Từ Tâm trò chuyện về điều gì?

Bạn thích nói về điều gì với gia đình và bạn bè khi ăn cùng nhau?

Đọc Khải huyền 19: 7–9. Mô tả bữa tối trong tương lai này và cho biết bạn nghĩ cuộc trò chuyện sẽ diễn ra như thế nào vào ngày hôm đó.

Người trong giấc mơ nhận ra rằng Chúa của ngọn đồi là một người ………….

Đọc Hê-bơ-rơ 2:14. Chúa đã chiến đấu và phá hủy ai?

Bạn cảm thấy thế nào khi biết rằng Chúa đã chiến đấu và chiến thắng trong trận chiến này?

Cơ đốc nhân nghĩ gì khi đặt "vinh quang của ân điển" vào tất cả những gì Chúa đã làm?

Liệt kê hai điều "gia phả" về Chúa của ngọn đồi

Trên hình vẽ, hãy ghi nhãn "đồ đạc" mà Chúa cung cấp cho người lữ khách.

Bạn có nghĩ rằng những vật dụng này có đúng kích cỡ của bạn không?

Trong mỗi ô bên dưới, vẽ “những máy móc” mà Cơ Đốc Nhân đã nhìn thấy.


Điền vào khung các mô tả về Dãy núi Lạc Sơn


Tên của xứ tốt đẹp mà Cơ Đốc Nhân nhìn thấy là…………..

Kể tên những món quà mà ba người bạn đồng hành đã tặng cho Cơ Đốc Nhân trước khi anh ấy chia tay.

ĐÀO SÂU

Cơ Đốc Nhân đã được cho xem "gia phả hệ của Chúa của ngọn đồi." Đọc Ma-thi-ơ 1: 1–17 và Lu-ca 3: 23–38. Trong xã hội ngày nay, nhiều đoạn Kinh thánh thường được diễn giải hoặc thần thoại hóa. Chẳng hạn như Sáng thế ký — nhiều người nói rằng A-đam và Ê-va không phải là những người có thật trong lịch sử, mà chỉ là những phép ẩn dụ. Bạn sẽ trả lời thế nào cho người thắc mắc điều này?

Những đoạn Kinh Thánh trên đây trong Ma-thi-ơ và Lu-ca cho thấy Chúa Giê-su sinh ra là dòng dõi loài người. Làm sao chúng ta biết Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời?

Lập danh sách “những lời tiên tri và nói trước” trong Kinh thánh đã có “được ứng nghiệm”.

Đọc Ê-phê-sô 6: 10–18. Liệt kê những binh khí chúng ta sẽ mặc hay nói một cách khác chúng ta có thể thực hiện điều gì cho từng loại binh khí.

Liệt kê thêm ba “điều tuyệt vời” mà bạn nghĩ những cô gái có thể đã chỉ cho Cơ Đốc Nhân.

 

 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét