Khải tượng

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

THIÊN LỘ LỊCH TRÌNH - CHƯƠNG 37: MIỀN LẠC TÂM BULA

 CHƯƠNG 37: MIỀN LẠC TÂM BULA

Từ Beulah có nghĩa là kết hôn. Trong thời đại mà ly hôn và hôn nhân không chung thủy tràn lan này, ngay cả trong nhà thờ Cơ đốc, chúng ta có thể lấy làm lạ với mức độ hạnh phước thiêng liêng cao quý nhất của vinh quang thiên đàng lại được ví sánh như hôn nhân. Một sự ràng buộc lâu dài chắc hẳn là điều ngớ ngẩn của một thế hệ đã học được tình yêu từ Hollywood và các tờ báo lá cải. Đức Chúa Trời nhìn mọi thứ theo cách khác:

“Người ta sẽ chẳng gọi ngươi là Kẻ bị bỏ nữa, chẳng gọi đất ngươi là Đất hoang vu (Bula) nữa; nhưng sẽ gọi ngươi là Kẻ mà ta ưa thích; và đất ngươi sẽ được xưng là Kẻ có chồng; vì Đức Giê-hô-va sẽ ưa thích ngươi, và đất ngươi sẽ có chồng. 5 Như người trai tráng cưới người nữ đồng trinh, thì các con trai ngươi cũng sẽ cưới ngươi; chàng rể mới vui mừng vì vợ mới mình, Đức Chúa Trời ngươi cũng vui mừng vì ngươi. 6 Hỡi Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Giê-hô-va, chớ có nghỉ ngơi chút nào.” Ê-sai 62:4-6

Bunyan sử dụng biểu tượng của hôn nhân gần như là sự báo trước về những điều trên trời sẽ đến. Ngược lại với Vùng đất Mê Khí của một trạng thái uể oải và mệt mỏi thuộc linh ngay cả trong tầm nhìn của Thiên Thành, thì Vùng đất Beulah là nơi sở hữu của một người đang ở trong trạng thái vui mừng và hết sức trông đợi được gặp mặt Chàng Rể, chính là Chúa Giê-su Christ. “Hỡi kẻ rất yêu dấu, Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy.” (1 Giăng 3: 2).

Vùng Đất này là lời nhắc nhở về tình yêu của Đấng Christ và mối quan hệ giao ước của Ngài với hội thánh của Ngài (Giê-rê-mi 31:31; Ma-thi-ơ 26:28; 1 ​​Cô-rinh-tô 11:25; Hê-bơ-rơ 9:15, 12:24). Hội thánh là cô dâu của Đấng Christ (Khải Huyền 21: 9). Mối quan hệ của hội thánh với Đấng Christ được mô tả trong Kinh thánh như một cuộc hôn nhân (Ê-phê-sô 5: 22–33, Khải Huyền 19: 7–9; 21: 9).

Nhà Thanh GIáo Christopher Love khi bị chặt đầu trên Đồi Tháp, bị buộc tội phản quốc dưới sự cai trị của Oliver Cromwell. Vào ngày bị hành quyết, ông đã viết những lời yêu thương này cho người vợ thân yêu của mình:

Nguyện Ý Cha được nên. Ôi xin nàng hãy nói như thế khi tôi đến Đồi Tháp. Ý muốn của Chúa được thực hiện…. Tôi sẽ không còn gọi nàng là vợ nữa, nhưng tôi không sầu não nhiều, vì tôi sẽ gặp Chàng Rể, là Chúa Jêsus, người mà tôi sẽ kết hôn đời đời.

Sự an ủi và sự hiện diện của Đấng Christ, bảo chứng cho tình yêu của Ngài và niềm hân hoan mong đợi của Đấng mãi mãi hát xướng vì chúng ta, vui mừng vì chúng ta, dẫn dắt chúng ta trong đồng cỏ xanh tươi và cánh tay của Ngài khiến tôi vui vẻ đời đời — đây là Vùng đất Beulah vĩnh cửu.

Người làm vườn cũng chỉ cho họ lối đi và bệ đá của Đức Vua (nơi họ có thể tìm thấy chỗ nghỉ ngơi). Có thể Bác làm vườn, người Gác Cổng ở Mỹ Cung, Người chăn chiên ở Dãy núi Lạc Sơn đều đại diện cho một khía cạnh cần thiết khác của chức vụ chăn bầy. Mục sư là niềm an ủi và giúp đỡ tuyệt vời cho bầy chiên đang khi gần đến thiên đàng. Ông khích lệ họ bằng những lời hứa của Đức Chúa Trời, nuôi dưỡng tâm linh họ bằng Lời Đức Chúa Trời và cầu nguyện để họ đi đến cuối Con đường. Nhưng cũng giống như những người chăn có “Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên” (1 Phi-e-rơ 5: 4), tức là “Chúa Giê-su”, “Đấng chăn chiên lớn” (Hê-bơ-rơ 13:20), Kinh thánh nhắc chúng ta rằng chỉ có một Người làm vườn Lớn.

Chính Đức Chúa Trời là người đã trồng khu vườn đầu tiên: “Đoạn, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. 9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon;” Sáng 2:8-9

Khi dân Y-sơ-ra-ên chuẩn bị vào Đất Hứa, Môi-se mô tả nó như một khu vườn được Đức Chúa Trời chăm sóc. “Vậy, phải gìn giữ hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được mạnh mẽ, vào nhận lấy xứ mà mình sẽ chiếm được, 9 hầu cho các ngươi sống lâu ngày trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi và cho dòng dõi của họ, tức là xứ đượm sữa và mật. 10 Vì xứ ngươi sẽ vào nhận lấy chẳng phải như xứ Ê-díp-tô, là nơi mình đã ra khỏi; tại nơi ấy ngươi gieo mạ và phải nhờ lấy chân mình mà tưới, như một vườn rau cỏ; 11 nhưng xứ các ngươi sẽ đi vào nhận lấy đó, là một xứ có núi và trũng, nhờ mưa trời mà được thấm tưới. 12 Ấy là một xứ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi săn sóc, mắt Ngài hằng đoái xem nó từ đầu năm đến cuối.” Phục 11:8-12

Ê-sai trông đợi ngày Chúa sẽ phục hồi Si-ôn như một khu vườn trĩu quả: “Vì Đức Giê-hô-va đã yên ủi Si-ôn; Ngài đã yên ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài đã khiến đồng vắng nên như vườn Ê-đen, nơi sa mạc nên như vườn Đức Giê-hô-va; giữa vườn ấy sẽ có sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn, và tiếng ca hát.” Ê-sai 51:3

Trong Bài ca của Solomon (nơi mà Bunyan phác họa phần lớn hình ảnh về vùng đất Beulah), Vua là Người làm vườn. Ngài là Đấng Yêu Dấu, người chăn nuôi “bầy của Ngài trong các khu vườn.” “Lương nhân tôi đi xuống vườn người, Nơi vuông đất hương hoa, Đặng chăn trong vườn, Và bẻ hoa huệ. 3 Tôi thuộc về lương nhân tôi, Và lương nhân tôi thuộc về tôi; Người chăn bầy mình giữa đám hoa huệ.” Nhã ca 6:2-3

Sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh, Ngài được đặt trong một ngôi mộ gần đó trong một khu vườn. “Vả, tại nơi Ngài bị đóng đinh, có một cái vườn, trong vườn đó có một cái huyệt mới, chưa chôn ai. 42 Ấy là nơi hai người chôn Đức Chúa Jêsus, vì bấy giờ là ngày sắm sửa của dân Giu-đa, và mộ ấy ở gần.” Giăng 19:41-42

Và khi Ngài sống lại, Mary Ma-đơ-len, người đầu tiên nhìn thấy Ngài, đã nghĩ rằng Ngài là người làm vườn. “Song Ma-ri đứng bên ngoài, gần mộ, mà khóc. Người vừa khóc, vừa cúi xuống dòm trong mộ, 12 thấy hai vị thiên sứ mặc áo trắng, một vị ngồi đằng đầu, một vị ngồi đằng chân, chỗ xác Đức Chúa Jêsus đã nằm. 13 Hai thiên sứ hỏi: Hỡi đàn bà kia, sao ngươi khóc? Người thưa rằng: Vì người ta đã dời Chúa tôi đi, không biết để Ngài ở đâu. 14 Vừa nói xong người xây lại thấy Đức Chúa Jêsus tại đó; nhưng chẳng biết ấy là Đức Chúa Jêsus. 15 Đức Chúa Jêsus hỏi người rằng: Hỡi đàn bà kia, sao ngươi khóc? Ngươi tìm ai? Người ngỡ rằng đó là kẻ làm vườn bèn nói rằng: Hỡi chúa, ví thật ngươi là kẻ đã đem Ngài đi, xin nói cho ta biết ngươi để Ngài đâu, thì ta sẽ đến mà lấy. 16 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi Ma-ri, Ma-ri bèn xây lại, lấy tiếng Hê-bơ-rơ mà thưa rằng: Ra-bu-ni (nghĩa là thầy)!” Giăng 20:11-16

Ở đất Beulah, Người làm vườn đứng ở Con đường gần cuối hành trình để nhìn xem những lữ khách được về nhà an toàn hay không. Chúa xem sự qua đời của các thánh của Ngài là quý giá. “Sự chết của các người thánh. Là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va.” Thi thiên 116:15

Khi họ gần kết thúc cuộc hành trình trong cuộc đời này, Ngài vẫn cung cấp tất cả những gì mà họ cần.

Khi Cơ đốc nhân và Hy vọng cận kề cái chết, họ tiếp tục tình yêu của mình (khao khát được lên thiên đàng). Bunyan sử dụng nhiều hình ảnh hơn từ Nhã ca của Solomon để bày tỏ mong muốn rời bỏ cuộc sống này và ở bên Đấng Christ. “Và ổ gà mình như rượu ngon. Chảy vào dễ dàng cho lương nhân tôi, Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ. 10 Tôi thuộc về lương nhân tôi, Sự ước ao người hướng về tôi.” Nhã ca 7:9-10

Khi Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng chuẩn bị tiến vào Thiên Thành và hoàn tất cuộc hành trình của mình, họ gặp hai đấng sáng láng. Các đấng hỏi thăm họ và bảo họ rằng chỉ còn hai khó khăn nữa: vượt sông (trải qua cái chết) và vượt qua Cổng thành (vào thiên đàng).

Thành phố được làm bằng “vàng ròng” (Khải Huyền 21:18) và những lữ khách không thể nhìn bằng mắt trần “nhưng qua một công cụ để nhìn” (chúng ta chỉ mới thấy vinh quang của thiên đàng trong Kinh thánh qua con mắt đức tin). Trong cuộc sống này, chúng ta chỉ có thể nhìn xem sự vinh hiển của Đức Chúa Trời cách lờ mờ, như qua một cái gương. Nhưng một ngày nào đó, chúng ta sẽ được vinh hiển và sẽ thấy Ngài “mặt đối mặt”. “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh.” II Cor 3:18

Trong cuộc sống này, chúng ta khao khát được lên thiên đàng - chúng ta khao khát được ở với Đấng Christ. Chúng ta khao khát được giải phóng khỏi sự rủa sả và sự định tội. Chúng ta mong muốn được giống như Đấng Christ. Một ngày nào đó "chúng ta sẽ giống như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy." Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. 3 Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch. I Giăng 3:2-3

SUY GẪM

Trong ô bên dưới, viết những từ mô tả vùng đất Bula


Khi Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng tới gần hơn, họ trông thấy Thiên Thành như thế nào?

Điều gì đã xảy ra với Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng khi họ nhìn thấy tất cả những vẻ đẹp này?

Cho biết tại sao Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng không thể nhìn thẳng vào Thiên Thành?

Mô tả hai đấng mà những lữ khách đã gặp.

Hai người này đã nói gì với Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng?

ĐÀO SÂU

Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng trải nghiệm Miền đất Beulah vào cuối cuộc hành trình đến Thiên Thành. Bạn có nghĩ rằng một Cơ đốc nhân có thể trải nghiệm Beulah trong suốt cuộc hành trình chứ không chỉ khi cuối hành trình của mình? Giải thich câu trả lơi của bạn.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét