CHƯƠNG 31: DÃY NÚI LẠC SƠN
Sau khi thoát khỏi Lâu đài Hoài nghi trong gang tấc, hai lữ
khách thấy mình đang ở trong một vùng đất đẹp đẽ được gọi là Dãy núi Lạc Sơn
thuộc xứ sở Emmanuel, dưới quyền kiểm soát của Chúa tể ngọn đồi. Chúng ta nhớ rằng
Cơ Đốc Nhân đã từng nhìn thấy vùng đất đẹp đẽ này từ Mỹ Cung và từ đây anh cũng
có thể thấy các cổng của Thiên Thành.
Trước đó, chúng ta đã biết rằng Mỹ Cung đại diện cho sự
thông công hữu hình, mối quan hệ giữa các tín hữu trong Hội Thánh địa phương.
Đó là nơi Cơ Đốc Nhân nhận được vũ khí cho mình. Cẩn Thận, Kỉnh Kiền, Hiếu Thảo
và Từ Tâm ở Mỹ Cung trong vai trò lãnh đạo mục vụ để chăm sóc Hội Thánh.
Dãy núi Lạc Sơn tượng trưng cho Hội Thánh trong chức vụ giảng
dạy của mình. Đức Chúa Trời ban mục sư-giáo sư cho hội thánh để thân thể của Đấng
Christ được tăng trưởng (Ê-phê-sô 4: 11–13). Bunyan đặt Dãy núi Lạc Sơn cách xa
với Mỹ Cung bởi vì tín đồ không thể đạt mức độ trưởng thành từ chức vụ giảng dạy
của Hội Thánh trong một sớm một chiều được. Họ cũng không tự động tăng trưởng được,
mà chỉ sau một thời gian dài học Kinh Thánh và đồng đi với Chúa, người tín đồ trưởng
thành mới bắt đầu nhìn thấy các cổng của Thiên Thành. Bốn Người chăn chiên được
đặt tên là Trí thức, Thức Canh, Kinh nghiệm và Thành Thực. Mục sư-giáo sư phải
đạt được những đặc điểm này ở một mức độ nào đó để thực hiện hiệu quả các ân tứ
của mình đối với Thân thể Đấng Christ.
"Anh từ đâu đến? Anh vào Đường hẹp như thế nào? "
Một người chăn chiên hiền lành sẽ luôn theo dõi hành trình thuộc linh của dân sự
mình, và người mục sư mẫu mực sẽ muốn đưa dân sự của mình đến Dãy núi Lạc Sơn để
họ có thể nhìn thấy cổng Thành. Khi chức vụ giảng dạy của hội thánh đạt được những
việc này, thì đã hoàn thành trách nhiệm chăn bầy.
Ba khu vực cần lưu ý tránh xa mà Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng được
xem trước khi họ tiếp tục lên đường. Ngọn đồi có tên Tà giáo cho họ thấy những
người đã leo quá cao (hy-mê-nê và Phê-lết) —họ đã xạy bỏ lẽ thật và phải bỏ mạng.
Đỉnh núi Cẩn Trọng cho thấy một số người đã bị mù và hiện đang quờ quạng giữa
các ngôi mộ, và bị bắt giam suốt đời trong Lâu Đài Hoài nghi. Thứ ba là lời cảnh
báo để tránh đường tới Địa ngục bằng cách đề phòng thói đạo đức giả.
SUY GẪM
Trong khung bên dưới, hãy vẽ hình Dãy núi Lạc Sơn, bao gồm
các chi tiết được nhắc đến trong sách.
Những người chăn chiên đại diện cho các trưởng lão hoặc mục
sư của hội thánh, những người chăm sóc đàn chiên của Đấng Christ. Đọc Giê-rê-mi
3:15 và 23: 4. Công việc của người chăn chiên là gì?
Kể tên bốn người chăn chiên mà những lữ khách đã gặp?
Đấng Christ được gọi là gì trong Giăng 10: 14–15?
_________________________________
Người Chăn Hiền Lành đã làm gì cho chiên của Ngài?
___________________________
Những con chiên đáp lại Người chăn thế nào? (Xin xem Giăng
10: 27).
Lời hứa cho bầy chiên là gì? (Xin xem Giăng 10:28.)
Kể tên và mô tả ba quang cảnh mà những người chăn chiên đã
chỉ cho Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng.
Bạn nghĩ tại sao những người chăn chiên lại cho lữ khách xem
thấy những cảnh tượng đáng sợ như vậy?
Những người được nhìn thấy trong các cảnh đó đều có
________________, nhưng
rõ ràng họ không phải là lữ khách ________________
Tại sao Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng không thể nhìn rõ qua viễn vọng
kính của người chăn chiên?
Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng có thể nhìn thấy gì qua kính viễn vọng?
Viết ra những điều mà mỗi người chăn chiên đã trao cho Cơ Đốc
Nhân và Hy Vọng?
ĐÀO SÂU
những người chăn chiên được Chúa ngọn đồi giao trách nhiệm
tiếp đãi khách lạ. Đọc Hê-bơ-rơ 13: 1–3. Bạn có thể thực hiện các mạng lệnh
trong đó bằng những cách thực tế nào?
Vì sao những kẻ rơi từ trên đỉnh đồi Tà giáo xuống đã tan
thành từng mảnh? (Xin xem 2 Ti-mô-thê 2: 17–18.)
Bạn sẽ từ chối tà giáo đó như thế nào nếu bạn nghe thấy nó?
Đọc Ê-phê-sô 4: 11–13. Vì mục đích gì mà Đức Chúa Trời ban
cho một số người làm?
Kinh Thánh yêu cầu mục sư-giáo sư cần có những tính cách nào?
(Xin xem 1 Ti-mô-thê 3: 1–7 và 1 Phi-e-rơ 5: 1–4.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét