CHƯƠNG 38: DÒNG SÔNG SỰ CHẾT
Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng hiện đã gần kết thúc cuộc hành trình
của họ. Họ đã nhìn thấy Thiên Thành, nhưng có một rào cản lớn ngăn cách họ với
Cổng thành. Họ phải đối mặt với một con sông sâu đã được báo trước. Dòng sông
tượng trưng cho cái chết - “kẻ thù cuối cùng” - và những lữ khách phải băng qua
song trước khi họ có thể vào thành phố. “Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự
chết.” I Cor 15:26
Dòng sông hiện ra thật khó khăn và đáng sợ. Cơ Đốc Nhân và Hy
Vọng đều choáng váng. Họ bắt đầu chán nản khi không thấy đường đi nào khác và
không có cây cầu nào bắc qua; không có cách nào để thoát khỏi cái chết. Khi họ
hỏi liệu có con đường nào khác đến Cổng thành hay không, họ được trả lời: “Có”!
Nhưng Kinh Thánh chỉ nói đến hai người không chết mà được đưa ngay đến vinh
quang đó là: Hê-nóc và Ê-li.
“Vậy Hê-nóc hưởng thọ được ban trăm sáu mươi lăm tuổi. Hê-nóc
đồng đi cùng Đức Chúa Trời, rồi mất biệt, bởi vì Đức Chúa Trời tiếp người đi.”
Sáng 5:23-24
“Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên và không hề thấy sự chết;
người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng
trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời
rồi.” Heb 11:5
“Hai người cứ vừa đi vừa nói với nhau, kìa, có một cái xe lửa
và ngựa lửa phân rẽ hai người; Ê-li lên trời trong một cơn gió lốc.” II Vua
2:11
Ngoài hai người này, chỉ những người còn sống trong lần tái
lâm của Đấng Christ mới không phải nếm trải cái chết: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi
tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, 52 trong
giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống
lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa.” I Cor 15:51-52
Những lữ khách giờ đây nhận ra rằng cái chết là điều không thể
tránh khỏi. Khi họ chuẩn bị xuống nước, họ được khích lệ và hai đấng sáng láng
cùng đi với họ. Xuyên suốt câu chuyện ngụ ngôn, các đấng sáng láng tượng trưng
cho công việc ân sủng của Đức Chúa Trời trong tấm lòng. Tại miền đất Beulah, những
người phục vụ của Nhà vua đi lại và giúp đỡ. Họ được cử đến để hướng dẫn những lữ
khách trong những bước cuối cùng của cuộc hành trình. Các đấng sáng láng báo
cho những lữ khách rằng con sông sẽ nông hay sâu tùy thuộc vào đức tin của họ.
Khi những lữ khách bước xuống Dòng sông, chúng ta thấy rằng họ thực sự trải qua
cái chết một cách khác biệt.
Christian đang rất hỗn loạn. Niềm kiêu hãnh của anh đã trở
thành trở ngại lớn nhất của anh, và ngay cả khi chết, anh vẫn nghĩ về chính
mình. Anh nhớ lại tội lỗi và suy nghĩ về những thất bại của mình. Anh bắt đầu
chìm xuống và kêu lên trong đau khổ. Những lời của anh được trích từ những lời
than thở của Đa-vít:
“Vực gọi vực theo tiếng ào ào của thác nước Chúa; Các lượn
sóng và nước lớn của Chúa đã ngập tôi.” Thi 42:7
“1 Đức Chúa Trời ôi! xin cứu tôi, Vì những nước đã thấu đến
linh hồn tôi. 2 Tôi lún trong bùn sâu, nơi không đụng cẳng; Tôi bị chìm trong
nước sâu, dòng nước ngập tôi.” Thi 69:1-2
“Xin hãy cứu tôi khỏi vũng bùn, kẻo tôi lún chăng; Nguyện
tôi được giải thoát khỏi những kẻ ghét tôi, và khỏi nước sâu. 15 Nguyện dòng nước
không ngập tôi, Vực sâu chớ nhận tôi, Hầm không lấp miệng nó lại trên tôi.” Thi
69:14-15
“Các lượng sóng của tử vong đã phủ bao tôi, Lụt gian ác chảy
cuộn làm cho tôi sợ hãi; 6 Những dây của địa ngục đã vấn tôi, Lưới sự chết có
hãm bắt tôi.” II Sam 22:5-6
“Dây sự chết vương vấn tôi, Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi,
Tôi gặp sự gian truân và sự sầu khổ.” Thi 116:3
Đối với Cơ Đốc Nhân, cái chết là một thử thách lớn. Những
nghi ngờ mà anh tin rằng đã qua từ lâu, lại tràn ngập tâm hồn anh. Những nỗi sợ
hãi bao trùm lấy anh ta - sợ rằng anh sẽ không bao giờ đến được Thiên thành. Những
kẻ thù mà anh phải đối mặt lúc trước ở Trũng Bóng chết (tất cả đã biến mất ở miền
đất Beulah) giờ trở lại và tìm cách kéo anh theo.
Nhưng Hy Vọng thì tràn đầy hy vọng. Anh đụng được đáy của
dòng sông, không giống như Cơ Đốc Nhân, anh lội qua song với một bước chân vững
chắc. Anh ngẩng đầu trên những con sóng và nhìn thấy Cổng thành trong khi Cơ Đốc
Nhân thì không nhìn được. Một lần nữa, chính lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đã
giúp Cơ đốc nhân và Hy vọng đi cùng với nhau. Những suy nghĩ của Hy Vọng là hướng
về Đấng Christ. Ngay cả trong cái chết, Hy Vọng vẫn động viên người anh em của
mình và hướng anh đến Đấng Cứu Rỗi cũng như lời hứa về sự sống đời đời. Hy Vọng
nhắc nhở Cơ đốc nhân về Kinh thánh và bảo rằng ngay cả thử thách mà anh ta đang
phải đối mặt khi chết cũng là một dấu hiệu cho thấy ân điển của Đức Chúa Trời
đang hành động. Không giống như những kẻ ác sẽ bị đuổi đi, Cơ đốc nhân lo lắng
cho linh hồn mình, đau khổ vì sự nghi ngờ của mình và bối rối vì tội lỗi của mình.
“Còn về phần tôi, chân tôi đã gần vấp, Xuýt chút bước tôi phải
trợt. 3 Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, Thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu
ngạo. 4 Vì trong cơn chết chúng nó chẳng bị đau đớn; Sức lực của chúng nó vẫn đầy
đủ. 5 Chúng nó chẳng bị nạn khổ như người khác, Cũng không bị tai họa như người
đời.” Thi 73:2-5
Mỗi lữ khách thực sự trên đường đến Thiên thành sẽ hoàn tất
cuộc hành trình. Đức Chúa Trời sẽ làm mọi cách để đưa chúng ta về nhà trong
vinh quang.
“tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em,
sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ.” Phil 1:6
Những người có nhà cửa vững chắc trên thế gian này sẽ gặp
khó khăn nhất khi rời khỏi nó. Thật khó để đối mặt với cái chết khi bạn đang
bám chặt lấy thế gian này. Những người ít bị ràng buộc trên thế gian sẽ dễ dàng
rời khỏi nó hơn. Khi chúng ta nhận ra rằng Đấng Christ và những lời hứa của
Ngài — điều mà bây giờ chúng ta không thể thấy được (chỉ nhìn bằng con mắt đức
tin) —thực tế hơn và có giá trị hơn bất cứ điều gì thế gian có thể sánh bằng,
thì chúng ta có thể chào đón cái chết không phải như kẻ thù mà như một lối vào
đến vinh quang.
SUY GẪM
Có gì ngăn chặn giữa những lữ khách và Cổng Thành?
Con sông này tượng trưng cho điều gì?
Kể tên những người duy nhất trong lịch sử vào Thiên Thành mà
không cần qua sông.
Khi hai lữ khách xuống nước, ai bắt đầu chìm và mất hy vọng?
Gạch bỏ những từ không mô tả Cơ Đốc Nhân khi anh bắt đầu xuống
sông.
vui mừng sợ hãi khó khăn bình an lo lắng
tin cậy tự tin
Hy Vọng đã khích lệ Cơ Đốc Nhân như thế nào?
Điều gì đã xảy ra khi Cơ đốc nhân nhớ lại lời hứa của Đức
Chúa Trời từ Ê-sai 43: 2?
Điền vào những mô tả huy hoàng về Thiên Thành. (xem Khải huyền)
a. Vinh quang của nó là
____________________________________________________.
b. Thiên sứ là bạn và là anh em với người __________________________________. (19:10)
c. Cây Sự sống có ________________ ________________
_______________. (22:2)
d. Bạn sẽ mặc ________________ ________________. (19:8)
e. Bạn sẽ không còn thấy ____________, ____________,
____________ hoặc là ____________. (21:4)
f. Bạn sẽ nhận được _____________________ tùy theo công việc
của bạn. (22:12)
g. Bạn sẽ được lau ráo hết ________________.(7:17)
i. Bạn sẽ đội vương miện ___________________.(2:10)
k. Bạn sẽ mãi mãi phục vụ Ngài, được thấy ____________________,
_______________,
và __________________________________________.(22:3-4)
l. Bạn sẽ được mặc _________________ để đi cùng Nhà vua.(3:4)
n. Khi Đấng Christ ngồi trên ngai phán xét, bạn sẽ
__________________________________.(3:21)
Chọn một trong những mô tả này và cho biết lý do tại sao nó
có ý nghĩa nhất đối với bạn
ĐÀO SÂU
Đọc Sáng-thế Ký 5 và IICác Vua 2. Những phân đoạn này dạy gì
về cách họ bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời?
Tại sao tất cả chúng ta phải đi qua Dòng Sông sự Chết trước
khi vào thiên đàng?
Đọc Ê-sai 43: 1–2. Bạn đã sẵn sàng để đi qua Dòng Sông sự Chết
chưa? Tại sao? Nếu chưa, làm thế nào bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó?
Năm đặc điểm của “thiên đàng” mà bạn mong đợi nhất là gì? Tại
sao?
Nếu Bunyan viết cuộc đời bạn thành một câu chuyện ngụ ngôn,
bạn nghĩ ông sẽ gọi bạn là gì? Bạn muốn anh ấy gọi bạn là gì? Bạn cần trưởng
thành và thay đổi như thế nào để có thể xứng tầm với tên gọi đó
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét