CHƯƠNG 18: TRŨNG BÓNG CHẾT
Thi thiên thứ 23 có ngôn từ đặc biệt dù trải qua các thời đại,
với sự ám chỉ đến cái chết như một cái bóng và như một trũng sâu. Tất nhiên,
cái chết là kẻ thù lớn cuối cùng (1 Cô-rinh-tô 15:26), và mặc dù bóng tối không
thể làm tổn thương, nhưng chúng chắc chắn có thể khiến chúng ta sợ hãi. Tuy
nhiên, bài Thi thiên này có thể có một cách giải thích tốt hơn vừa phù hợp với
câu chuyện ngụ ngôn của Bunyan vừa để chúng ta hiểu chính xác về ý của tác giả
Thi thiên này.
Khi Cơ Đốc Nhân rời khỏi cuộc gặp gỡ với Apollyon, chúng ta
được biết rằng anh ấy đã đi vào một thung lũng khác được gọi là Trũng Bóng Chết.
Không phải là cái chết phần xác, điều này dường như chỉ về thời gian bị Đức
Chúa Trời bỏ rơi thuộc linh trên hành trình của Cơ đốc nhân. Một tài liệu tham
khảo chính được tìm thấy trong Giê-rê-mi 2: 6, nơi dân Y-sơ-ra-ên đi lang thang
trong đồng vắng — một vùng đất sa mạc, hố sâu và hạn hán — được ví như “bóng
đen của sự chết”.
Các nhà Thanh giáo thường nói về nó như “đêm tối của linh hồn”.
Đó là thời điểm trong cuộc sống mà dường như Đức Chúa Trời đã rút lui, không còn
thấy sự hiện diện của Ngài nữa. Đó là khoảng thời gian của bóng tối trong linh
hồn, tâm trí tăm tối không có sự bảo đảm nào.
Ê-sai đã nói rằng: “Trong vòng các ngươi nào có ai kính sợ Đức
Giê-hô-va, và nghe tiếng của tôi tớ Ngài? Kẻ nào đi trong tối tăm và không có sự
sáng thì hãy trông cậy danh Đức Giê-hô-va, hãy nương nhờ Đức Chúa Trời mình.” (Ê-sai
50:10)
Vui vẻ, phước hạnh là chủ đề thường thấy trong “nhạc tin lành”;
tuy nhiên, người ta tự hỏi tác giả đã nghĩ gì khi viết là:
Khi tôi đi trên con đường của cuộc đời,
Chúa Jêsus dẫn dắt tôi trên mọi nẻo đường.
Không còn rắc rối, không còn phiền muộn,
O nó khiến tôi muốn hát lên…
Trong thực tế Cơ đốc nhân có được kinh nghiệm như thế không.
Edward Mote đã viết trong bài thánh ca tuyệt vời khác, bài "Đấng Christ Hòn
đá vững chắc nơi tôi nương" Khổ thơ thứ hai bắt đầu, “Khi bóng tối che khuất
mặt Ngài, tôi nương nhờ ân điển không hề thay đổi ….”
Tác giả đã kinh nghiệm cuộc sống của người theo Chúa. Đó là khi
Đức Chúa Trời ẩn mình khỏi con cái Ngài và họ phải trải qua thời kỳ tăm tối thuộc
linh.
Bunyan cho chúng ta hiểu rằng, con đường này dù nguy hiểm đến
đâu, một bên là vực sâu thăm thẳm còn một bên là đầm lầy nguy hiểm, chúng ta cần
nhớ rằng cũng có những người khác cùng trên con đường và trải qua những điều
tương tự, bởi vì “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài
người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức
mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể
chịu được.”(1 Cô-rinh-tô 10:13)
SUY GẪM
Điều đầu tiên Cơ Đốc Nhân đã làm khi kết thúc trận chiến với
Apollyon là gì?
Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18. Chúa muốn bạn dâng lời cảm tạ khi
nào?
Trong khung bên dưới, hãy vẽ những gì đã chữa lành vết
thương của Christian.
Gạch bỏ những từ không mô tả Trũng Sỉ Nhục.
Khu vườn đơn độc tươi mới vùng hoang dã khô hạn sa mạc hầm hố đầy hoa nở dễ chịu
Khi đến địa phận của Thung lũng Bóng Chết, Cơ Đốc Nhân gặp
hai người hớt hãi chạy ngược lại. điền vào khung các cụm từ mà những người đó nói
về Trũng Bóng Chết
Khi Cơ Đốc Nhân tiếp tục bước đi, con đường càng trở nên nguy hiểm hơn. Đường đi cực kỳ ________________. Ở phía bên phải là một ______________________________________và ở phía bên trái có một _____________________________.
Đó là một trải nghiệm kinh khiếp đối với Cơ Đốc Nhân khi anh
bước qua cổng Địa ngục. Khi dường như có cả bầy yêu quái vây lấy anh, Cơ Đốc
Nhân đã kêu lên thế nào?
ở cuối thung lũng anh nhìn thấy gì?
ĐÀO SÂU
Những chiếc lá từ Cây Sự sống đã được trao cho Cơ Đốc Nhân để
chữa lành vết thương cho anh ấy. Đọc Sáng thế ký 2–3 và Khải huyền 22. Những
phân đoạn này dạy gì về Cây Sự sống? Bạn có nghĩ rằng có thể tìm thấy Cây Sự sống
ngày nay không? Tại sao hoặc tại sao không?
David đã có những trải nghiệm trong Trũng Bóng Chết. Đọc về
một thời điểm này trong Thi Thiên 69: 1–20. Làm thế nào để ông thoát khỏi Trũng?
(Xin xem Thi Thiên 69: 30–36.)
Ba điều gì đã giúp Cơ Đốc Nhân vượt qua Trũng Bóng Chết?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét