Chương 34: COI CHỪNG LÃO NỊNH HÓT
Những lữ khách đã nhận được lời chào tạm biệt của những người
chăn chiên có tên là Trí thức, Kinh nghiệm, Thức Canh và Thành Thực. Nổi bật
trong danh sách cảnh báo là "Hãy coi chừng Lão Nịnh Hót". Một lần nữa,
những lữ khách lơ là, không chú ý đến những lời khuyên. Họ đã đi theo một người
có vẻ như cũng đi đến Thiên Thành nhưng con đường của hắn “là đường lầm lạc, càng
lúc càng đi xa khỏi Thiên Thành”.
Nịnh hót hay là Tâng bốc ngấm ngầm cách tinh vi từng chút một
và nâng lên từng cấp độ. Tâng bốc là sự khen ngợi hơi thái quá và là điều mà tất
cả chúng ta đều thích thú. Chúng ta thích nghe tâng bốc về bản thân, và chúng
ta thích tỏ ra sang trọng trước người khác. Lời khen về thuộc linh thậm chí còn
có thể lừa dối người ta hơn bởi vì nó được che đậy trong lớp áo công bình riêng.
Những lời tâng bốc đến từ người khác không chỉ kéo người lữ
khách ra khỏi Đường chánh, mà còn khiến người đó trở thành kẻ dối trá. Tác giả
Thi-thiên kêu lên với Đức Chúa Trời, “Hỡi Đức Giê-hô-va, nhân vì kẻ thù nghịch
tôi, xin lấy công bình Ngài mà dẫn dắt tôi, Và ban bằng đường Ngài trước mặt
tôi. 9 Vì nơi miệng chúng nó chẳng có sự thành tín; Lòng chúng nó chỉ là gian
tà; Họng chúng nó là huyệt mả mở ra; Lưỡi chúng nó đầy dẫy điều dua nịnh.” (Thi
thiên 5: 8–9). Tác giả Châm ngôn cho biết thêm, “Người nào dua nịnh kẻ lân cận
mình, Giăng lưới trước bước người.” (Châm ngôn 29: 5, NKJV)
Sự nịnh hót không chỉ đến từ người khác, mà còn từ bên trong
chính chúng ta, thể hiện bản chất giả dối của sự việc mà chúng ta đang gặp phải.
Lòng Tự trọng, vốn đã trở thành giáo lý mới của Hội Thánh, cũng không khác mấy
với tự tâng bốc. Người ta dễ dàng nghĩ về bản thân cao hơn thực tế một chút.
Chúng ta tự tâng bốc mình với người khác khi chúng ta tuyên bố rằng chúng ta thật
tốt đẹp hoặc khi chúng ta tập trung bày tỏ ân tứ hay năng khiếu và giá trị của
mình trước Hội Thánh. Nghịch lý thay, trong những nơi đề cao và ca ngợi đức
tính khiêm nhường, thì việc phóng đại sự tầm thường và vô dụng của bản thân để
được người khác khen ngợi có thể trở thành mốt. Những lời tâng bốc như vậy có
thể được ví như tinh thần giả dối của những kẻ đạo đức giả, những kẻ “làm bộ buồn
rầu như bọn giả hình; vì họ nhăn mặt, cho mọi người biết họ kiêng ăn.”
(Ma-thi-ơ 6:16).
Về vấn đề tự đánh giá bản thân, Phao-lô, trong thư gửi cho
người Rô-ma, nói: " Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người
trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y
theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người." (12: 3). Và
trong thư gửi Hội Thánh ở Ga-la-ti, ông cảnh báo, “Vì, nếu có ai, dầu mình
không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi ấy là mình dối lấy mình.” (6: 3)
LÃO VÔ THẦN
Friedrich Nietzsche là một trong những người vô thần nổi tiếng
hơn cả. Tuyên bố của ông là: "Thượng Đế đã chết."
Một đoạn Kinh thánh đề cập đến sự không tin này được tìm thấy
trong Thi thiên 14: 1, “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng không có Đức Chúa Trời”
(nghĩa đen là không có Elohim). Đối với người vô thần, không phải họ bác bỏ bản
chất hay tính cách của Đức Chúa Trời, chỉ đơn giản là họ bác bỏ sự hiện hữu của
Ngài. Việc Đức Chúa Trời tiết lộ chính Ngài là Elohim cũng khiến cho người hoài
nghi khó mà chấp nhận được.
Tác giả Thi-thiên đặt thẳng vấn đề — kẻ ngu dại nói trong
lòng rằng. Đây hoàn toàn không phải là một vấn đề về trí tuệ - nó không phải là
cuộc đấu tranh của một bộ óc suy nghĩ sâu sắc, phức tạp, cân nhắc cẩn thận tất
cả các lựa chọn siêu hình của một ẩn số rộng lớn. Đó là một vấn đề trong tấm lòng.
Đây là một lựa chọn đạo đức mà, "Không có ai trong vũ trụ này sẽ chịu
trách nhiệm ngoại trừ chính tôi."
Người ta đã nói rất hay, "Người vô thần không thể tìm
thấy Chúa cũng giống như kẻ trộm không thể tìm thấy cảnh sát." Như trong Sáng
thế ký 3 phải không? "Các ngươi sẽ giống như Đức Chúa Trời ... chúng tôi
đã trốn vì chúng tôi lõa lồ và xấu hổ." Trong nỗ lực trốn tránh Đức Chúa
Trời, nhiều loại “lá vả” trí tuệ khác nhau tô điểm cho sự trần trụi của người
hoài nghi. Tuy nhiên, điểm mấu chốt khá rõ ràng - có một vấn đề đạo đức mà mỗi
người sẽ phải đối mặt khi phán xét, khi tất cả mọi thứ đều “trần trụi và lộ ra
trước mặt Đấng mà chúng ta phải thưa lại.
SUY GẪM
Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng nên làm gì khi đến ngã ba đường?
Bạn nghĩ tại sao Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng lại dễ dàng đi theo
một người lạ?
Kể lại những gì đã xảy ra sau khi Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng đi
theo người lạ?
Bạn nghĩ tại sao Lão Nịnh Hót lại mặc áo khoác trắng?
Viết ba từ bạn dùng để mô tả một người xu nịnh.
Xếp theo thứ tự các sự kiện cách chính xác.
____ Đấng sáng láng đánh phạt Cơ Đốc Nhân và Hy Vọng.
____ Đấng sáng láng dẫn họ trở lại con đường chánh đáng.
____ Đấng sáng láng đã cắt lưới ra cho họ.
____ Đấng sáng láng nhắc họ chú ý đến chỉ đường của những
người chăn chiên
Bạn sẽ nói với người vô thần thế nào khi họ bảo với bản chẳng
có nơi nào như Thiên đàng đâu.
Viết 2 câu Kinh Thánh sau.
a. 2 Cô-rinh-tô 5: 7 “…………………………”
b. Hê-bơ-rơ 11: 1 “…………………”
ĐÀO SÂU
Hãy định nghĩa “Nịnh hót”
Đọc Gióp 17: 5; Thi Thiên 5: 8–10, 12: 1–5, 36: 1–4, 78:
34–37; Châm ngôn 2, 6: 20–24, 20:19, 26:28, 28:23, 29: 5; Rô-ma 16: 17–18;
1Tê-sa-lô-ni-ca 2: 4–6 và Giu-đe 16. Những câu này dạy gì về những kẻ xu nịnh?
Kẻ nịnh hót đưa chúng ta ra khỏi đường đến Thiên đàng bằng cách
nào?
Kẻ Nịnh hót còn dùng những cách nào khác?
Bạn đã từng nhận những lời tâng bốc từ người khác hoặc tâng
bốc người khác chưa? lần sau khi bạn gặp phải tình huống như vậy bạn sẽ làm gì?
Làm sao chúng ta biết có một Đức Chúa Trời và Thiên đàng
đang chờ đợi những người đã nhận được món quà của sự sống đời đời?
bạn sẽ làm chứng cho một người phủ nhận sự hiện hữu của Chúa
bằng cách nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét