Khải tượng

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

THIÊN LỘ LỊCH TRÌNH - CHƯƠNG 21: ĐA NGÔN

 CHƯƠNG 21: ĐA NGÔN

Đa Ngôn (Nói nhiều) là một trong những bài học về tính cách thú vị nhất của Bunyan. Có thể đó là bởi vì tất cả chúng ta đều nhìn thấy một chút bản thân mình trong anh ta, hoặc có thể điều đó khiến chúng ta nhớ đến một người mà chúng ta đã từng quen biết.

Kinh thánh có nói nhiều về việc sử dụng và lạm dụng cái lưỡi. Tác giả Thi thiên thường xuyên than thở về những đau khổ của mình trước lời nói ác độc của cả bạn bè và kẻ thù. Tương tự như vậy, các câu châm ngôn cũng chứa đầy những lời khuyên và cảnh báo về lời nói. Gia cơ đề cập đến việc kềm giữ cái lưỡi như một dấu hiệu thuộc linh từ trong tấm lòng. Chúng ta được nhắc nhở rằng những người ngồi lê đôi mách, những kẻ vu khống, những kẻ nói xấu, những kẻ buôn chuyện và những kẻ dối trá sẽ phải đối mặt với những phán xét khắc nghiệt nhất.

Với Đa Ngôn, Bunyan đi theo một hướng khác. Người bạn lắm lời này dường như không phạm những điều kể trên, vì vấn đề được đưa ra không phải là sự cố ý vu khống một người bạn hoặc người anh em nào. Thay vào đó, Đa Ngôn thích thảo luận dài dòng về nhiều chủ đề tôn giáo, thể hiện tài năng của mình về “lịch sử và điều bí ẩn … phép lạ, huyền bí hoặc dấu kỳ… về đạo đức, về truyền giáo; về điều thiêng liêng hoặc điều ô uế; quá khứ và cả tương lai.” Tất cả những thứ này đều quan trọng đối với anh ta, nhưng không hề có lòng tin kính và thực hành. Anh ta tuyên bố cùng một số phận với Cơ đốc nhân và Trung tín, và rõ ràng là anh ta yêu thích Kinh thánh, hiểu các nguyên tắc của sự cứu rỗi và chắc chắn biết sự khác biệt giữa ân sủng và việc làm. Nhưng Cơ Đốc Nhân không dành cho Đa Ngôn một phút nào.

Bunyon đề cập về Đa ngôn nhiều hơn so với các nhân vật khác, người ta tự hỏi liệu Bunyan có đang nhấn mạnh sự phổ biến của vấn đề này trong nhà thờ vào thời của ông ấy… và cả chúng ta nữa không

Điều thú vị là Trung Tín cũng khá bị Đa ngôn thu hút. Anh ấy rất ấn tượng bởi sự hiểu biết sâu rộng về thuộc linh của Đa ngôn. Tầm nhìn của Đa Ngôn khá ấn tượng. Đối với anh ấy, thảo luận về những điều này nhằm cuối cùng là cả hai đều có ích.

Cuốn “Từ điển bách khoa toàn thư” biết đi này được Cơ Đốc Nhân xác định là “con trai của ông Hùng Biện ở phố Lắm Lời… lời văn hoa thì không thiếu chi nhưng trong lòng chẳng có chút gì thiêng liêng cả" Sau đó, Cơ Đốc Nhân tung ra một cú khiến Đa Ngôn không thể hồi phục. Anh ấy hướng dẫn Trung tín “hãy bắt đầu thảo luận với anh ta về một vấn đề quan trọng nào đó và cứ hỏi thẳng xem đức tin của anh ta… — Bunyan nói với chúng ta “đức tin là thật tự đáy lòng hay chỉ ở môi miệng?”.

Tác giả Thi-thiên cầu nguyện, “Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa, Ắt sẽ hết lòng gìn giữ lấy.” (Thi thiên 119: 34). Ông cầu xin sự thông sáng có thể khiến ông vâng lời Chúa.

SUY GẪM

Đa ngôn đã sống ở đâu khi ở thành phố Hủy diệt?

Điều này cho bạn biết điều gì về tính cách thực sự của Đa Ngôn?

lời văn hoa thì không thiếu chi nhưng trong lòng chẳng có chút gì thiêng liêng cả” Bạn nghĩ điều này nghĩa là gì?

Khoanh tròn những từ mô tả phù hợp về Đa Ngôn.

trung thực   vô học   đáng tin cậy   vũ phu   giả mạo

xấu hổ   trách móc   hay giúp đỡ   phi lý

Đa ngôn có nhiều lời văn hoa, và có lẽ ông đã thuyết phục nhiều người rằng ông là một người lữ khách thực sự. Nhưng trong ngày phán xét cuối cùng, Đa ngôn sẽ không có gì? (Xem Math 13:23.) _

Sứ đồ Phao-lô viết trong 1 Cô-rinh-tô 13: 1 và 14: 7 về những điều gây ồn ào nhưng không có sự sống thực. Hãy cầu nguyện như Đa-vít đã làm trong Thi thiên 119: 34 rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn __________________________ để bạn có thể _____________ luật pháp của Ngài chứ không chỉ nói suông

ĐÀO SÂU

Đọc Châm-ngôn 26: 23–24; Ê-sai 29:13; Giê-rê-mi 12: 2; Mác 7: 1–13 và 1 Cô-rinh-tô 13: 1. Những câu này dạy gì về những người như Nói nhiều?

Đọc Ma-thi-ơ 7: 15–23, 13:23, 25: 31–46; 1 Cô-rinh-tô 4:20; Gia-cơ 1: 22–27, 2: 14–26. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Người nói nhiều, trong cuộc sống của chúng ta hoặc trong cuộc sống của người khác

Đọc Thi thiên 15; Châm ngôn 10: 18–19; Ma-thi-ơ 15: 18–20; 2 Cô-rinh-tô 12: 19–21; Ê-phê-sô 4: 30–32; Cô-lô-se 3: 7–9; Tít 3: 1–2; Gia-cơ 4: 11–12; 1 Phi-e-rơ 2: 1–3. Vu khống là gì? Khi bị cám dỗ vu khống người khác, chúng ta phải làm gì?

Đọc Thi Thiên 119: 33–35. Viết một lời cầu nguyện ngắn gọn mà bạn có thể cầu nguyện để cầu xin Chúa giúp bạn không giống như Đa ngôn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét